Page 340 - Dược lý - Dược
P. 340
fibrin bị hủy cũng kết hợp lại với fibrin để cho phức hợp không đông được nữa. Những chất
phân huỷ này còn làm cho tiểu cầu không thể ngưng kết thành cục được.
1.2. Thuốc làm đông máu (thuốc cầm máu)
Thuốc cầm máu là những chất có tác dụng thúc đẩy quá trình hình thành cục máu
đông hoặc ức chế sự tiêu hủy sợi fibrin từ đó ngăn cản hoặc hạn chế sự chảy máu ra khỏi
thành mạch khi thành mạch bị tổn thương. Các thuốc cầm máu được sử dụng để phòng chảy
máu trong cuộc phẫu thuật hoặc các tình trạng bệnh lý liên quan đến chảy máu.
1.3. Thuốc chống đông máu
Thuốc chống đông máu là những thuốc được dùng để ngăn chặn hình thành cục
huyết khối hoặc sự lan rộng của một cục huyết khối đang hình thành trong một tĩnh mạch
máu chảy chậm. Các thuốc này được dùng rộng rãi để phòng và điều trị các huyết khối ở
tĩnh mạch sâu ở chi dưới, dự phòng nghẽn mạch trong bệnh thấp tim và rung nhĩ và để ngăn
chặn hình thành cục huyết khối ở van tim nhân tạo.
1.4. Phân loại thuốc tác dụng trên quá trình đông máu
1.4.1. Thuốc làm đông máu (thuốc cầm máu)
- Các thuốc tham gia trực tiếp quá trình đông máu: Các yếu tố đông máu, vitamin K
(K1, K3), fibrinogen.
- Các thuốc chống tiêu fibrin:
+ Aprotinin.
+ EACA: acid aminocaproic.
+ PAMBA: acid para aminomethylbenzoic
+ AMCA: acid trans-4-aminomethylcyclohexan carbonic.
+ AMCHA: acid 4-amino methyl cyclohexan carbonic (acid tranexamic)
- Các thuốc làm bền thành mạch: carbazochrom, rutin…
- Các thuốc cầm máu tạm thời theo cơ chế co mạch: etamsylat, dobesilat calci,
oxytocin…
1.4.2. Thuốc chống đông máu
- Các thuốc kháng vitamin K: Bao gồm dẫn xuất của coumarin và indandion. Các
thuốc nhóm này dựa vào thời gian xuất hiện tác dụng, cường độ tác dụng có 3 loại sau:
+ Thuốc tác dụng nhanh: tromexan.
333