Page 339 - Dược lý - Dược
P. 339
THUỐC TÁC DỤNG TRÊN QUÁ TRÌNH ĐÔNG MÁU VÀ
TIÊU FIBRIN
MỤC TIÊU
1. Trình bày được khái niệm đông máu và phân loại các thuốc tác dụng trên quá trình
đông máu và tiêu fibrin.
2. Trình bày được tác dụng, tác dụng không mong muốn, chỉ định và chống chỉ định của
các thuốc chống đông máu và tiêu fibrin có trong bài.
1. KHÁI NIỆM
1.1. Quá trình đông máu và tiêu fibrin
Đông máu là hiện tượng tự bảo vệ của cơ thể khi có chảy máu. Trong quá trình này,
máu chuyển từ thể lỏng sang thể đặc do các phản ứng chuyển hóa fibrinogen thành sợi
fibrin không hòa tan. Các sợi fibrin này bị trùng hợp tạo thành mạng lưới fibrin giam giữ
các thành phần của máu (hồng cầu và tiểu cầu) từ đó hình thành cục huyết khối. Có 12 chất
tham gia vào quá trình đông máu gọi là các yếu tố đông máu.
Quá trình đông máu được thực hiện qua 3 giai đoạn:
- Tạo phức hợp prothrombinase (cũng gọi là thromboplastin, thrombokinase)
- Tạo thrombin.
- Tạo sợi fibrin ổn định
Quá trình tan máu:
Sau khi cục đông được hình thành lấp kín chỗ tổn thương, cục máu đông có thể tan
trở lại nhờ quá trình tiêu fibrin. Đó là quá trình ngược với đông máu. Bình thường, enzym
plasmin xúc tác cho sự tiêu fibrin trong máu ở thể không hoạt tính gọi là plasminogen.
Trong điều kiện nhất định, các chất hoạt hóa (kinase, activator) được giải phóng ra khỏi tổ
chức, hoạt hóa plasminogen tạo thành plasmin. Plasmin vừa tạo thành giúp fibrin trở thành
chất phân huỷ tan được.
Plasmin không những làm tiêu fibrin mà còn kết hợp với một số yếu tố đông máu và
hủy hoại chúng, làm cho cơ chế đông máu càng thêm rối loạn. Những phân tử mới sinh do
332