Page 342 - Dược lý - Dược
P. 342

Cơ chế tác dụng: Bình thường, các yếu tố II, VII, IX, X ở dạng tiền chất. Khi có mặt

                  vitamin K với vai trò cofactor cần thiết cho enzym ở microsom gan xúc tác chuyển những

                  tiền chất ở gan (PIVKA) thành các yếu tố II, VII,  IX, X có hoạt tính (do chuyển acid

                  glutamic gần acid amin cuối cùng của các tiền chất thành G-carboxyglutamyl).
                  2.1.3. Chỉ định

                         Xuất huyết và nguy cơ xuất huyết tăng do giảm prothrombin huyết.

                         Xuất huyết do điều trị thuốc chống đông máu nhóm coumarin.

                         Giảm vitamin K trong trường hợp ứ mật, bệnh gan, bệnh ở ruột hoặc sau khi điều trị

                  dài ngày bằng các kháng sinh phổ rộng, sulfonamid hay các dẫn chất của acid salicylic.
                  2.1.4.  Tác dụng không mong muốn

                         + Vitamin K1: viêm tĩnh mạch, kích ứng tại chỗ, shock…

                         + Vitamin K3: kích ứng da, niêm mạc đường tiêu hóa và hô hấp, gây ho, buồn nôn

                  hoặc nôn, albumin/niệu; đặc biệt ở trẻ < 30 tháng tuổi, người thiếu enzym G6PD có thể gây

                  thiếu máu tan máu và tử vong (thay bằng vitamin K1).
                  2.1.5. Chống chỉ định

                         Mẫn cảm với thuốc.

                  2.1.6. Liều dùng và cách dùng

                         Phytomenadion (Vitamin K1)

                         Xuất huyết nhẹ hoặc có nguy cơ xuất huyết: tiêm bắp 10 - 20 mg hoặc uống 5 - 10
                  mg. Có thể dùng liều thứ hai lớn hơn nếu không thấy hiệu quả trong vòng 8 - 12 giờ.

                         Xuất huyết nặng do ứ mật hoặc nguyên nhân khác: Tiêm truyền tĩnh mạch chậm (1

                  mg/phút) 10 mg (đến 20 mg) phytomenadion.

                         Xuất huyết đường tiêu hóa hoặc trong sọ, đe dọa tính mạng: Truyền máu hoặc huyết

                  tương tươi cùng với phytomenadion.
                         Xuất huyết hoặc dọa xuất huyết ở trẻ sơ sinh và đẻ non: Phòng bệnh: 0,5 - 1 mg (1/2

                  đến 1 lọ 1 mg), tiêm bắp ngay sau khi đẻ. Ðiều trị: 1 mg/kg (1 - 5 lọ 1 mg)/ngày, tiêm bắp

                  trong 1 - 3 ngày (có thể cho trẻ uống trong sữa vào ngày thứ hai và thứ ba).

                         Nhiễm độc cấp thuốc chống đông đường uống: Tiêm truyền tĩnh mạch chậm 10 - 20

                  mg phytomenadion, sau đó uống. Theo dõi đều đặn (3 giờ sau) trị số prothrombin cho đến
                  khi đông máu trở lại bình thường.

                                                                                                            335
   337   338   339   340   341   342   343   344   345   346   347