Page 316 - Dược lý - Dược
P. 316
THUỐC TÁC DỤNG TRÊN HỆ HÔ HẤP
MỤC TIÊU
1. Trình bày được phân loại các thuốc điều trị ho, long đờm và thuốc điều trị hen phế
quản.
2. Trình bày được tác dụng, tác dụng không mong muốn, chỉ định, chống chỉ định, cách
dùng các thuốc điều trị ho, long đờm và thuốc điều trị hen phế quản thường dùng.
1. THUỐC ĐIỀU TRỊ HO - LONG ĐỜM
1.1. Khái niệm
Ho là phản xạ tự vệ của cơ thể nhằm tống các dị vật (bụi, đờm, chất kích thích...) ra
ngoài đường hô hấp. Ho cũng là biểu hiện bệnh lý khi cơ quan hô hấp bị nhiễm trùng (viêm
họng, viêm phế quản, viêm phổi), nhiễm độc, dị ứng hoặc cảm lạnh. Các triệu chứng ho sẽ
hết khi loại bỏ được nguyên nhân gây ho. Ở trẻ em, một nửa số trường hợp tự khỏi mà
không cần điều trị trong 10 ngày. Tuy nhiên trong một số tình huống bệnh lý khi ho nhiều
sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm ở cơ quan hô hấp và ảnh hưởng tới sức khỏe như:
thương tổn các mao quản gây chảy máu, mất ngủ, mệt mỏi, khó thở...
Việc điều trị ho cần kết hợp thuốc điều trị nguyên nhân với thuốc làm giảm triệu
chứng ho.
1.2. Phân loại thuốc điều trị ho – long đờm
Dựa vào cơ chế tác dụng, thuốc điều trị ho, long đờm có thể chia thành 4 loại:
- Thuốc làm giảm ho: gồm các thuốc có tác dụng ức chế trung tâm ho ở hành tuỷ,
giảm kích thích các ngọn dây thần kinh gây phản xạ ho làm giảm các cơn ho như codein,
dextromethorphan, pholcodin, noscapin và butamirat.
- Thuốc tiêu chất nhầy hay thuốc tan đờm, là các thuốc làm giảm tiết chất nhầy, giảm
độ nhớt của đờm, hỗ trợ thanh thải chất nhầy từ đường thở, phổi, phế quản và khí quản đặc
biệt trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Ví dụ như carbocistein, ambroxol và bromhexin.
N- acetylcystein khi dùng tại chỗ (hít) cũng có tác dụng tiêu chất nhầy.
309