Page 320 - Dược lý - Dược
P. 320

làm tắc nghẽn đường thở, xuất hiện các dấu hiệu khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn

                  nhiều lần, thường xảy ra ban đêm và sáng sớm.

                         Bệnh hen phế quản có thể có nguyên nhân như dị ứng (bụi, phấn hoa, thực phẩm...)

                  hoặc do nhiễm khuẩn, rối loạn nội tiết, dùng thuốc kháng viêm NSAID... Bệnh có thể hồi
                  phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc.

                  2.2. Phân loại thuốc điều trị hen phế quản

                  2.2.1. Thuốc giãn phế quản

                         Thuốc giãn phế quản cho tác dụng nhanh được sử dụng để điều trị các đợt cấp của

                  hen phế quản. (xem thêm trong bài Thuốc tác dụng trên thần kinh thực vật).
                         - Nhóm thuốc cường giao cảm thụ thể beta 2: gồm 2 nhóm:

                         +  Thuốc  cường  β2  tác  dụng  ngắn:  salbutamol,  terbutalin,  bitolterol,  fenoterol,

                  ritodrin, albuterol, pirbuterol, procaterol.

                         + Thuốc cường β2 tác dụng dài: arformoterol, bambuterol, lenbuterol, formoterol

                  salmeterol.
                         - Thuốc huỷ phó giao cảm (kháng cholinergic): Ipratropium, tiotropium.

                         - Thuốc dẫn chất xanthin: theophyllin, aminophyllin…

                  2.2.2. Thuốc chống viêm

                         Gồm các loại thuốc kiểm soát dài hạn được sử dụng để ngăn chặn các biến chứng

                  trầm trọng hơn của bệnh hen phế quản. Bao gồm các nhóm:
                         - Nhóm glucocorticoid

                         - Nhóm cromone: Cromolyn natri, nedocromil.

                         - Nhóm kháng leukotriene: Các thuốc kháng leukotrien làm giảm tần số đợt bùng

                  phát, giảm các triệu chứng, cải thiện chức năng hô hấp và ngăn chặn quá trình tái tạo lại

                  đường thở. Bao gồm các thuốc: zileuton, montelukast, zafirlukast.
                  2.3. Các thuốc điều trị hen phế quản thường dùng

                  2.3.1. Các thuốc thuốc cường beta 2

                  2.3.1.1. Cơ chế tác dụng
                         Thụ thể β2 adrenergic nằm ở tế bào cơ trơn, biểu mô phế quản và nội mạc mạch

                  máu. Thuốc cường β2 hoạt hóa adenyl cyclase sẽ chuyển ATP thành AMP vòng và gây nên

                  giãn cơ trơn phế quản, tăng thanh lọc nhầy đường thở.

                                                                                                            313
   315   316   317   318   319   320   321   322   323   324   325