Page 301 - Dược lý - Dược
P. 301
1.2.3. Thuốc bảo vệ niêm mạc, che phủ ổ loét
Các thuốc này có khả năng tạo một lớp nhầy che phủ ổ loét như: nhôm phosphat
(phosphalugel), gastropulgyt, attapulgyt, misoprostol, sucralfat…
1.2.4. Thuốc diệt vi khuẩn Helicobacter pylori
Kháng sinh: amoxycilin, azithromycin, clarithromycin, tetracyclin…
Nhóm imidazol: metronidazol, tinidazol…
Một số muối hữu cơ của bismuth có tác dụng diệt vi khuẩn H.pylori như colloidal
bismuth subcitrat thường được dùng phối hợp với kháng sinh.
1.3. Một số thuốc điều trị loét dạ dày – tá tràng thường dùng
1.3.1. Các thuốc histamin thụ thể H2
1.3.1.1. Tác dụng
Thuốc có tác dụng đối kháng với histamin ở các thụ thể H2 tại tế bào bìa dạ dày, ức
chế tiết acid dịch vị khi đói và ban đêm hoặc do kích thích bởi thức ăn, histamin,
pentagastrin, cafein và insulin. Làm giảm sản xuất pepsin trong dạ dày.
1.3.1.2. Chỉ định
Loét dạ dày và tá tràng tiến triển lành tính.
Điều trị duy trì loét tá tràng với liều thấp khi ổ loét đã lành.
Chứng trào ngược dạ dày - thực quản gây loét.
Hội chứng tăng tiết acid dịch vị (hội chứng Zollinger – Ellison), đa u tuyến nội tiết.
Phòng và điều trị chảy máu đường tiêu hóa do loét dạ dày, tăng tiết acid, stress...
1.3.1.3. Tác dụng không mong muốn
Gây tiêu chảy.
Gây rối loạn thần kinh gây đau đầu, chóng mặt, ngủ gà, lú lẫn, trầm cảm, kích động,
bồn chồn, ảo giác.
Gây rối loạn nội tiết gây chứng vú to ở nam giới, bất lực.
Gây thiếu máu do giảm hấp thu vitamin B12...
1.3.1.4. Chống chỉ định
Không dùng phối hợp với thuốc chống đông máu.
Thận trọng ở phụ nữ có thai và cho con bú, người suy gan, suy thận nặng.
1.3.1.5. Cách dùng, liều dùng
294