Page 300 - Dược lý - Dược
P. 300
THUỐC TÁC DỤNG TRÊN HỆ TIÊU HÓA
MỤC TIÊU
1. Trình được phân loại chung của các thuốc tác dụng trên đường tiêu hóa.
2. Trình bày được tác dụng, tác dụng không mong muốn, chỉ định, chống chỉ định, cách
dùng các thuốc tác dụng trên đường tiêu hóa:
- Thuốc điều trị loét dạ dày - tá tràng
- Thuốc chống nôn và chống co thắt cơ trơn.
- Thuốc nhuận tràng, thuốc điều trị tiêu chảy
1. THUỐC ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
1.1. Đại cương về bệnh loét dạ dày tá tràng
Bệnh loét dạ dày, tá tràng có nguyên nhân bởi nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến việc
tăng tiết acid dịch vị hoặc cũng có thể do giảm sự bảo vệ niêm mạc dạ dày. Hậu quả của
việc tăng tiết acid làm cho lớp niêm mạc dạ dày bị phù nề, viêm trợt, tổn thương, xói mòn
và hoại tử dẫn đến hình thành ổ loét. Việc điều trị loét dạ dày là làm giảm các yếu tố tấn
công (acid) và tăng cường yếu tố bảo vệ làm lành ổ loét và ngăn ngừa các biến chứng.
1.2. Phân loại thuốc điều trị loét dạ dày - tá tràng
Thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng, dựa theo tác dụng được chia thành 4 nhóm:
1.2.1. Thuốc ức chế tiết acid dịch vị
- Các thuốc ức chế thụ thể histamin H2 làm giảm tiết HCl như: cimetidin, ranitidin,
famotidin, nizatidin...
- Các thuốc ức chế bơm proton H /K ATPase làm giảm tiết acid như: omeprazol,
+
+
lansoprazol, pantoprazol…
1.2.2. Thuốc kháng acid (thuốc trung hóa acid dịch vị)
Các thuốc này có khả năng trung hòa lượng HCl đã được tiết vào dạ dày gồm các
muối và hydroxyd của nhôm và magnesi như: maalox, magie carbonat, magie hydroxyd,
nhôm hydroxyd …
293