Page 277 - Dược lý - Dược
P. 277
2.2. Ribavirin
2.2.1. Cơ chế tác dụng
Ribavirin là một nucleosid tổng hợp có cấu trúc giống guanosin. Thuốc có tác dụng
gây cản trở tổng hợp RNA và DNA của virus và sau đó ức chế tổng hợp protein và sao chép
virus
Phổ tác dụng: Ribavirin có tác dụng in vitro trên các virus DNA như virus Herpes
simplex typ 1 và 2, adenovirus ở người, poxvirus, cytomegalovirus ở người..., nhưng in
vivo, cytomegalovirus có thể không nhạy cảm. Tác dụng trên các virus RNA như virus hợp
bào hô hấp (RSV), nhiều chủng virus influenza A và B, parainfluenza, virus sốt Lassa,
rotavirus, virus sởi, quai bị, enterovirus 72 (trước đây là virus viêm gan A) sốt vàng. Tuy
nhiên, in vivo một số trường hợp như arbovirus, rhinovirus và rotavirus không thấy bị ức
chế.
2.2.2. Chỉ định
Nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) ở đường hô hấp dưới (bao gồm viêm tiểu phế
quản và viêm phổi) ở trẻ em có nhiều nguy cơ phải nằm viện.
Một số sốt xuất huyết do virus bao gồm sốt Lassa, sốt xuất huyết kèm hội chứng
thận, hội chứng phổi (do nhiễm Hantavirus), sốt xuất huyết vùng Crimean-Congo.
Cúm virus A hoặc B: Điều trị bắt đầu sớm trong vòng 24 giờ đầu. Tuy nhiên,
ribavirin không phải là thuốc lựa chọn đầu tiên, chỉ nên dùng khi bệnh vừa mới phát, tốt
nhất là trong vòng 6 giờ.
Nhiễm virus viêm gan C mạn tính ở người có bệnh gan còn bù (chưa suy) chưa điều
trị với interferon hoặc tái phát sau điều trị interferon alpha-2b: Phối hợp với interferon
alpha-2b hoặc peginterferon alpha-2b, dùng riêng ribavirin không có tác dụng. Phác đồ này
có hiệu quả với cả trường hợp viêm gan C có đồng nhiễm HIV.
2.2.3. Tác dụng không mong muốn (ADR)
Tác dụng không mong muốn phổ biến nhất là trên hô hấp và tim mạch, nhưng ít xảy
ra. Qua đường uống, tác dụng không mong muốn chủ yếu khi phối hợp ribavirin với
interferon alpha-2b để điều trị viêm gan C mạn tính.
270