Page 261 - Dược lý - Dược
P. 261
2. THUỐC ĐIỀU TRỊ SỐT RÉT
2.1. Đặc điểm chung của bệnh sốt rét
Sốt rét là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng sốt rét Plasmodium gây ra, bệnh lây
theo đường máu do muỗi Anopheles đóng vai trò trung gian truyền bệnh và có thể bùng
phát thành dịch rất nguy hiểm.
Bệnh thường gặp ở những nơi có khí hậu nóng, ẩm như: châu Phi, châu Mỹ La tinh,
các nước trong khu vực Đông Nam Á...
Trên thế giới có gần 120 loài Plasmodium nhưng chỉ có 4 loài gây sốt rét ở người là:
Plasmodium falciparum, P. vivax, P. malariae, P. ovale. Nước ta, phổ biến nhất là P.
falciparum (80-85%) gây cơn sốt rét hàng ngày, P. vivax (15-20%) gây cơn sốt rét cách
nhật, P. malariae (1-2%), P. ovale ít gặp.
2.2. Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng sốt rét
Sự sinh sản và phát triển của ký sinh trùng sốt rét Plasmodium trải qua 2 chu kỳ:
Sinh sản vô tính: ký sinh trùng sốt rét sinh sản và phát triển trong cơ thể người.
Chu kỳ sinh sản vô tính được chia thành các giai đoạn:
Giai đoạn tiền hồng cầu: muỗi đốt người, thoa trùng sẽ truyền từ muỗi vào người,
tới tế bào gan, phát triển rồi phân chia thành tiểu thể hoa cúc gọi là ký sinh trùng - non (thể
phân liệt mô).
Giai đoạn hồng cầu: các ký sinh trùng non đổ vào máu, chui vào các hồng cầu, phát
triển rồi phân chia tiếp thành tiểu thể hoa cúc (thể phân liệt trong hồng cầu) sau đó phá vỡ
hồng cầu ra ngoài tiếp tục chui vào hồng cầu khác gây nên cơn sốt rét có tính chu kỳ. Thời
gian của chu kỳ hồng cầu khác nhau giữa các loài: với P. falciparum và P. vivax là 48 giờ,
còn P. malariae là 72 giờ.
Giai đoạn ngoại hồng cầu: với P. vivax và P. malariae sau chu kỳ tiền hồng cầu,
một số ký sinh trùng ở lại gan phát triển thành thể ẩn gây sốt rét tái phát.
Sinh sản hữu tính: ký sinh trùng sốt rét sinh sản và phát triển trong cơ thể muỗi.
Một số ký sinh trùng ở lại huyết thanh phát triển thành giao tử. Khi muỗi hút máu, giao tử
vào cơ thể muỗi rồi phát triển thành thoa trùng đến cư trú ở tuyến nước bọt của muỗi tiếp
tục truyền bệnh cho người khác.
254