Page 247 - Dược lý - Dược
P. 247

Điều trị  phong: kết hợp với các thuốc dapson và clofazimin.

                         Các nhiễm khuẩn khác: Người lớn: 600mg/ngày

                                                     Trẻ em dưới 1 tháng: 5-10mg/kg thể trọng/ngày

                                                     Trẻ em trên 1 tháng: 10-20mg/kg thể trọng/ngày
                  2.3. Streptomycin

                         Dạng dùng: Thuốc bột pha tiêm dưới dạng muối sulfat, lọ 1g.

                  2.3.1. Tác dụng

                         Là kháng sinh thuộc họ aminosid có tác dụng diệt khuẩn do ức chế tổng hợp protein

                  của trực khuẩn lao. Thuốc có tác dụng tốt nhất tốt với các trực khuẩn lao nằm ngoài tế bào
                  (các thể lao tiến triển cấp tính).

                         Streptomycin không hấp thu qua đường ruột nên phải tiêm bắp. Sau khi tiêm thuốc

                  dễ dàng khuếch tán trong nội mô của cơ thể.

                         Nồng độ streptomycin trong nước não tuỷ rất thấp nhưng khi có viêm màng não

                  nồng độ thuốc sẽ cao. Do đó có thể dùng trong điều trị lao màng não. Thuốc cũng qua được
                  rau thai nên có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Thuốc thải trừ hầu như toàn bộ qua thận nên

                  người già, người chức năng thận suy giảm khi dùng phải giảm liều.

                  2.3.2. Chỉ định

                         Điều trị lao (phối hợp với các thuốc chống lao khác).

                         Điều trị các bệnh do Mycobacteria gây ra như phong, các nhiễm khuẩn cơ hội ở
                  người như M. avium và M. kansasi…

                         Điều trị dịch hạch do trực khuẩn Yersinia perstis gây ra.

                  2.3.3. Tác dụng không mong muốn

                         Streptomycin tác động vào nhánh tiền đình (thần kinh số 8) gây ù tai, chóng mặt,

                  loạng choạng, mất thăng bằng nhất là khi trời tối, khi nhắm mắt, nặng có thể gây điếc.
                         Gây rối loạn dẫn truyền thần kinh cơ gây nhược cơ, thoái hóa cơ. Tê quanh môi, giật

                  quanh môi, cảm giác kiến bò.

                         Gây rối loạn và giảm thị lực. Người già có thể rung giật nhãn cầu (nystagmus).

                  2.3.4. Chống chỉ định

                         Người dị ứng với thuốc, suy thận, rối loạn thính giác.
                         Phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh.

                                                                                                            240
   242   243   244   245   246   247   248   249   250   251   252