Page 242 - Dược lý - Dược
P. 242
THUỐC ĐIỀU TRỊ LAO
MỤC TIÊU
1. Trình bày được đặc điểm chung của bệnh lao, phân loại thuốc điều trị lao và công
thức phối hợp thuốc điều trị lao.
2. Trình bày được tác dụng, tác dụng không mong muốn, chỉ định, chống chỉ định của
các thuốc phòng và điều trị lao thường dùng.
1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH LAO
1.1. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh lao là một bệnh nhiễm khuẩn do trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculoris
gây ra, được nhà bác học Robert Koch tìm ra năm 1882 nên còn gọi là Bacillum Koch (BK).
Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ
biến nhất (chiếm 80 - 85%) và là nguồn lây chính cho người xung quanh.
Trực khuẩn lao là trực khuẩn kháng cồn, kháng acid vì có lớp vỏ dày nên các kháng
sinh thường khó thấm vào. Trực khuẩn lao là trực khuẩn hiếu khí nên thường cư trú ở đỉnh
phổi và dưới xương đòn. Trong điều kiện thiếu oxy, trực khuẩn có thể tồn tại ở thể ngủ
trong đại thực bào làm cho thuốc khó phát huy tác dụng và bệnh có thể tái phát.
Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp. Trực khuẩn lao có nhiều trong đờm của
bệnh nhân lao khạc nhổ ra và là nguồn lây lan mạnh nhất. Các đối tượng có nguy cơ lây
nhiễm cao là bệnh nhân HIV, người bị suy giảm miễn dịch (tiểu đường, viêm gan…).
Phương pháp chính xác nhất để xác định có nhiễm lao hay không hiện nay là xét nghiệm vi
khuẩn 3 lần liền vào buổi sáng sớm khi chưa ăn gì.
1.2. Phòng bệnh lao
Cách ly người bệnh và điều trị kịp thời đề phòng lây lan.
1.2.1. Phòng bệnh dùng vaccin
Tiêm phòng vaccin BCG cho tất cả trẻ sơ sinh và tiêm nhắc lại cho người lớn làm
việc tại khu vực có nguy cơ nhiễm lao cao.
235