Page 218 - Dược lý - Dược
P. 218

THUỐC KHÁNG SINH



                  MỤC TIÊU
                      1. Trình bày được khái niệm kháng sinh, cơ chế tác dụng của kháng sinh, sự đề kháng

                      của vi khuẩn, cách phân loại và nguyên tắc sử dụng kháng sinh.

                      2. Trình bày được tác dụng, tác dụng không mong muốn, chỉ định, chống chỉ định, cách
                      dùng các kháng sinh có trong bài.



                  1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHÁNG SINH

                  1.1. Khái niệm kháng sinh

                         Kháng sinh là những chất có nguồn gốc thiên nhiên hoặc do tổng hợp hóa học, bán
                  tổng hợp hóa học có tác dụng ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn một cách đặc

                  hiệu. Các kháng sinh tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử, thường là một vị trí quan

                  trọng của vi khuẩn hay một phản ứng trong quá trình phát triển của vi khuẩn.

                  1.2. Cơ chế tác dụng của kháng sinh

                  1.2.1. Ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn
                         Vách tế bào vi khuẩn chủ yếu được cấu tạo từ peptidoglycan, là thành phần quan

                  trọng đảm bảo tính vững chắc của tế bào vi khuẩn Gram (+). Thuốc kháng sinh có tác dụng

                  ức chế giai đoạn cuối của quá trình tổng hợp vách tế bào vi khuẩn làm cho vi khuẩn không

                  được che chở do thay đổi áp suất thẩm thấu và bị tiêu diệt bởi các đại thực bào. Gồm có

                  penicillin,  cephalosporin,  imipenem,  monobactam,  bacitracin,  fosfomycin  vàcác
                  glycopeptid (vancomycin).

                         Với một số vi khuẩn Gr(-) thì cấu tạo chủ yếu của thành tế bào là lớp phospholipid

                  nên các kháng sinh nói trên không thể thấm qua được. Các kháng sinh có khả năng phá vỡ

                  cấu trúc và chức năng của lớp phospholipid là colistin và polymixin B.

                  1.2.2. Ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn
                         Nhiều kháng sinh có tác dụng gắn vào các tiểu đơn vị 30S hoặc 50 S gây biến dạng

                  các ribosom và làm sai lệch mã di truyền, do đó vi khuẩn không tổng hợp được các protein

                  cần thiết để sinh trưởng và phát triển.





                                                                                                            211
   213   214   215   216   217   218   219   220   221   222   223