Page 222 - Dược lý - Dược
P. 222
1.4.8. Nhóm Quinolon
Gồm acid nalidixic, ciprofloxacin, norfloxacin, ofloxacin, pefloxacin,
gatifloxacin…
1.4.9. Nhóm Nitro – imidazol
Gồm metronidazol, tinidazol, sernidazol...
1.4.10. Nhóm Sulfamid
Gồm sulfaguanidin, sulfamethoxazol…
1.5. Các nguyên tắc sử dụng kháng sinh hợp lý
- Căn cứ vào kết quả xét nghiệm và thăm khám bệnh để quyết định sử dụng kháng
sinh chữa bệnh hợp lý. Chỉ dùng kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn. Không dùng kháng sinh
trong trường hợp bệnh do virus...
- Lựa chọn kháng sinh có phổ tác dụng đặc hiệu, có khả năng thấm vào ổ nhiễm
khuẩn, tránh lạm dụng kháng sinh.
- Sử dụng kháng sinh đúng liều, đúng cách và đủ thời gian. Để chọn được liều thích
hợp phải dựa vào mức độ nhiễm khuẩn, tuổi, tình trạng bệnh tật của bệnh nhân.
Thời gian dùng kháng sinh phụ thuộc mục đích điều trị, kết quả xét nghiệm, dấu hiệu
lâm sàng để quyết định thời gian sử dụng thuốc. Thông thường một đợt điều trị bằng kháng
sinh từ 5 - 7 ngày, nếu bệnh lao phải sử dụng thuốc trong nhiều tháng.
- Phối hợp kháng sinh hợp lý nhằm mục đich nới rộng phổ tác dụng, tăng hiệu quả
điều trị và giảm tỷ lệ kháng thuốc. Thường sử dụng kháng sinh phối hợp trong một số
trường hợp nhiễm khuẩn nặng do nhiều loại vi khuẩn,trong điều trị lao dài ngày.
2. CÁC THUỐC KHÁNG SINH THƯỜNG DÙNG
2.1. Kháng sinh nhóm penicillin
Các Penicillin đều có cấu trúc vòng Beta - lactamin không bền vững, dễ bị phân hủy
khi gặp ẩm và trong môi trường kiềm hoặc acid. Dựa vào phổ tác dụng, có thể sắp xếp thành
các nhóm:
2.1.1. Các penicillin phổ hẹp
- Penicillin nhóm I: Gồm các penicillin được chiết xuất từ nấm Penicillinum notatum
hoặc Penicillinum chrycillinum như Penicillin V, Penicillin G.
Các Penicillin thiên nhiên hấp thu nhanh nhưng thời gian tác dụng ngắn.
215