Page 164 - Dược lý - Dược
P. 164
trung ương làm giảm nồng độ adrenalin, noradrenalin, serotonin và dopamin trong các mô,
từ đó làm giảm trương lực giao cảm và làm hạ huyết áp (cả tư thế đứng và tư thế nằm).
Thuốc còn làm tăng trương lực phế vị, tăng hoạt tính renin huyết tương.
1.3.5.2. Chỉ định
Tăng huyết áp thể nhẹ, vừa.
Thuốc được lựa chọn khi tăng huyết áp ở phụ nữ có thai.
1.3.5.3. Tác dụng không mong muốn
Ức chế thần kinh trung ương gây buồn ngủ, khô da, khô miệng và niêm mạc, buồn
nôn, tiêu chảy.
Gây rối loạn nội tiết dẫn đến vô kinh, to vú đàn ông, tăng tiết sữa, giảm tình dục.
1.3.5.4. Chống chỉ định
Các trường hợp viêm gan, suy gan, rối loạn chức năng gan.
1.3.5.5. Cách dùng, liều dùng
Người lớn: 250mg x 2 - 3 lần/ngày. Nên uống vào buổi tối và phối hợp với thuốc lợi
tiểu thiazid.
Trẻ em: 10mg/kg x 2 - 4 lần/ngày.
1.4. Thuốc lợi tiểu
1.4.1. Khái niệm thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu là tất cả các thuốc làm tăng khối lượng nước tiểu do làm tăng thải trừ
+
Na , kèm theo tăng thải trừ nước lấy từ dịch ngoại bào.
Trên người không có phù, thuốc lợi tiểu vẫn có tác dụng. Đó là cơ sở để sử dụng
+
thuốc trong điều trị tăng huyết áp do làm giảm Na của thành mạch và làm giảm tác dụng
của các hormon gây co mạch (vasopressin).
1.4.2. Phân loại thuốc lợi tiểu
1.4.2.1. Thuốc lợi tiểu thải kali máu
- Nhóm thuốc lợi tiểu mạnh vị trí tác dụng ở quai Henle như: bumetanid, ethacrynic
acid, furosemid, torsemid…
- Nhóm thiazid hay còn gọi là nhóm lợi thiểu thải muối như: bendroflumethiazid,
hydrocholorthiazid, chlorothiazid, methylcholorothiazid, polythiazid, indapamid,
chlorthalidon…
157