Page 155 - Dược lý - Dược
P. 155
- Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB): candesartan, eprosartan, ibesartan, losartan,
olmesartan, telmisartan, valsartan…
- Thuốc giãn mạch trực tiếp: hydralazin, các nitrat như nitroglycerin
1.2.2. Thuốc lợi tiểu
Nhóm lợi tiểu thải kali: hydrochlorothiazid, furosemid
Nhóm lợi tiểu giữ kali: spironolacton, amilorid, triamteren
Nhóm lợi tiểu thẩm thấu: manitol
1.3. Một số thuốc giãn mạch thường dùng điều trị tăng huyết áp
Các thuốc ức chế giao cảm thụ thể và thuốc ức chế giao cảm thụ thể α (hủy giao
cảm) đã được giới thiệu ở bài Thuốc tác dụng trên hệ thần kinh thực vật, trong bài này sẽ
giới thiệu thêm một số nhóm thuốc giãn mạch khác được trình bày dưới đây.
1.3.1. Các thuốc chẹn kênh calci
1.3.1.1. Cơ chế tác dụng
Thuốc được gọi là chẹn kênh calci vì khi vào cơ thể có tác dụng ngăn cản dòng ion
calci vào tế bào qua kênh vận chuyển calci của màng tế bào. Các thuốc chẹn kênh Ca gắn
chủ yếu vào kênh L, là kênh vận chuyển ion calci có nhiều ở màng tế bào cơ trơn thành
động mạch (đặc biệt ở các tiểu động mạch) và cơ tim.
Khi vào cơ thể thuốc chẹn kênh calci sẽ gắn vào vị trí N của kênh vận chuyển ion
calci typ L nằm trên màng tế bào. Khi kênh mở cho dòng calci vào tế bào, dòng ion calci
xâm nhập vào tế bào qua kênh này bị cản trở. Kết quả là nồng độ ion calci trong tế bào
giảm, dẫn tới giảm thể Calci-calmodulin, một phức chất của ion calci với Troponic có tác
dụng kích thích men kinaze của chuỗi nhẹ sợi myosin, làm myosin có thể trượt trên sợi
actin gây co cơ.
Ngoài ra các thuốc chẹn kênh calci giãn các loại cơ trơn như phế quản, tiêu hóa, cơ
trơn tử cung, nhưng đặc biệt là thành mạch (mao động mạch nhạy cảm hơn mao tĩnh mạch).
1.3.1.2. Phân loại
- Căn cứ theo cấu trúc hóa học các thuốc chẹn kênh calci được chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm Dihydropyridin (DHP): thuốc thuộc nhóm này tác dụng chủ yếu vào tế bào
cơ trơn của thành động mạch, làm giảm sức cản thành mạch, hạ huyết áp nên thường dùng
148