Page 111 - Dược lý - Dược
P. 111
làm tăng ức chế thần kinh trung ương. BZD chủ yếu làm tăng tần suất mở kênh Cl qua
trung gian GABA.
2.4.1.3. Chỉ định
- Các trạng thái thần kinh bị kích thích, căng thẳng, lo âu.
- Các trạng thái mất ngủ.
- Động kinh cơn nhỏ, co giật do sốt cao, hội chứng cai rượu.
- Tiền mê.
- Các bệnh co cứng cơ.
2.4.1.4. Tác dụng không mong muốn
- Thường gặp là buồn ngủ chóng mặt, mất phối hợp vận động, lú lẫn, hay quên.
- Độc tính cấp: xảy ra khi dùng benzodiazepin quá liều, tuy nhiên quá liều
benzodiazepin thường ít nguy hiểm hơn các thuốc an thần gây ngủ khác. Tuy nhiên, độc
tính tăng khi dùng đồng thời với các chất ức chế thần kinh trung ương khác, nhất là uống
rượu. Chất giải độc đặc hiệu là flumazenil- chất đối kháng trên receptor benzodiazepin.
- Độc tính mạn: khi dùng lâu dài cũng bị lệ thuộc thuốc, nếu ngừng đột ngột cũng
sẽ gây hội chứng cai thuốc (đau đầu, chóng mặt, dễ bị kích thích, mất ngủ, run cơ, đau nhức
xương khớp...).Vì thế không nên dùng thuốc kéo dài, nếu phải dùng kéo dài thì trước khi
ngừng thuốc cần giảm liều từ từ.
2.4.1.5. Chống chỉ định
- Bệnh nhân suy hô hấp.
- Nhược cơ.
- Suy gan, thận nặng.
2.4.1.6. Tương tác thuốc
- Các thuốc ức chế thần kinh trung ương có tác dụng hiệp đồng với benzodiazepin
nên dễ gây độc tính.
- Cimetidin và isoniazid ức chế chuyển hóa benzodiazepin nên làm tăng tác dụng và
độc tính của benzodiazepin.
- Rifampicin gây cảm ứng enzym chuyển hóa làm giảm tác dụng của một số
benzodiazepin.
2.4.1.7. Liều dùng
104