Page 108 - Dược lý - Dược
P. 108
Chỉ định chủ yếu là gây tê dẫn truyền, gây tê tủy sống.
- Tetracain (Pontocain, Dicain): tác dụng gây tê mạnh hơn khoảng 16 lần và cũng
độc hơn procain khoảng 10 lần. Thuốc có thể dùng để gây tê tủy sống. Tuy nhiên, do độc
tính cao nên tetracain chủ yếu dùng gây tê bề mặt và phối hợp trong nước súc miệng, viên
ngậm... để giảm đau, giảm ho, chống viêm.
- Benzocain (Americain): hấp thu chậm, ít gây độc. Chế phẩm thường là dạng gel,
thuốc mỡ 6- 20%, chủ yếu dùng ngoài, có thể đắp trực tiếp lên vết thương, vết loét..
- Mepivacain (Carbocain)
Tác dụng gây tê tương tự lidocain nhưng không gây tê bề mặt và yếu hơn lidocain
khoảng 2 lần. Tác dụng xuất hiện nhanh hơn và kéo dài hơn. Thuốc ít gây giãn mạch nên
khi gây tê có thể không cần dùng chất co mạch. Thuốc chủ yếu dùng gây tê tiêm thấm và
gây tê dẫn truyền.
- Ethyl clorid (Kelen): là thuốc gây mê nhưng ức chế hô hấp và tuần hoàn mạnh
nên không dùng để gây mê. Thuốc bốc hơi ở nhiệt độ thấp nên có tác dụng làm lạnh vùng
o
da bị phun thuốc xuống 52 C, có tác dụng tê mạnh và ngắn. Chủ yếu dùng gây tê bề mặt
để chích mụn nhọt, áp xe, giảm đau do chấn thương.
- Pramoxin (Anusol, tronothan): là thuốc gây tê cấu trúc ether. Có tác dụng gây tê
bề mặt. Thường dùng dạng nhỏ mắt, mũi.
2. THUỐC AN THẦN - GÂY NGỦ - CHỐNG CO GIẬT
2.1. Khái niệm
Thuốc an thần, gây ngủ, chống co giật gồm các thuốc ức chế thần kinh trung ương,
làm giảm kích thích và giảm quá trình hưng phấn ở vỏ não. Tuỳ theo mức độ và phạm vi
tác động có thể gây ra các tác dụng:
- Tác dụng an thần: ở liều thấp, thuốc có tác dụng giảm lo lắng, bồn chồn (giảm tính
chịu kích thích gây ra hưng phấn quá mức).
- Tác dụng gây ngủ: ở liều trung bình, thuốc tạo ra trạng thái buồn ngủ và duy trì
giấc ngủ tương tự giấc ngủ sinh lý.
- Tác dụng chống co giật: ở liều trung bình hoặc liều cao, thuốc làm giảm kích thích
ở các cơ, làm mất các cơn co giật trong bệnh động kinh hoặc cơ co cứng ở bệnh uốn ván.
- Ở liều cao và rất cao: thuốc có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.
101