Page 110 - Dược lý - Dược
P. 110

- Cơn giật rung cơ             Valproat                                       Lamotrigin

                   - Cơn giật rung toàn thể       Carbamazepin, Phenobarbital,

                                                  Phenytoin, Primidon, Valproat


                  2.4. Các thuốc an thần gây ngủ, chống co giật thường dùng

                  2.4.1. Dẫn xuất benzodiazepin

                         Bao gồm các thuốc: diazepam, alprazolam, clodiazepoxid, clonazepam, lorazepam,
                  oxazepam,  flurazepam,  temazepam,  triazolam,  sutrazepam,  flunitrazepam,  quazepam,

                  midazolam, estazolam.

                  2.4.1.1. Tác dụng

                         - Trên thần kinh trung ương: Các benzodiazepin có tác dụng an thần, gây ngủ, tác
                  dụng này chọn lọc hơn và phạm vi an toàn cũng rộng hơn so với các barbiturat.

                          + An thần, giảm kích thích, căng thẳng, lo lắng, hồi hộp.

                          + Gây ngủ: benzodiazepin tạo giấc ngủ sâu, nhẹ nhàng, giảm ác mộng, giảm bồn

                  chồn.

                          + Chống co giật, động kinh: thuốc có tác dụng với các cơn động kinh cơn nhỏ, động
                  kinh  trạng  thái.  Các  thuốc  hay  dùng  điều  trị  động  kinh  gồm  diazepam,  lorazepam,

                  clonazepam và clorazepat.

                         - Giãn cơ: các benzodiazepin có tác dụng giãn cả cơ vân và cơ trơn khi dùng liều

                  cao nhưng riêng diazepam có tác dụng ngay ở liều an thần.

                         - Các tác dụng khác: giãn mạch, hạ huyết áp nhẹ nên cũng được phối hợp trong đơn

                  thuốc điều trị cao huyết áp. Ngoài ra, còn có tác dụng chống loạn nhịp.
                  2.4.1.2. Cơ chế tác dụng

                         Các benzodiazepin gắn trên các receptor của nó trên hệ thần kinh trung ương.Bình

                  thường khi chưa dùng benzodiazepin (BZD), các receptor của nó bị protein nội sinh (BZD
                  nội sinh) chiếm giữ, khi đó GABA (chất trung gian hóa học có tác dụng ức chế trên thần

                                                                                                
                  kinh rung ương) cũng không gắn vào receptor GABA hoàn toàn, kênh Cl  đóng. Khi có
                  BZD, do có ái lực mạnh hơn nên đã đẩy protein và chiếm chỗ đồng thời tạo thuận lợi để

                                                                                  
                                                                       
                  GABA gắn được vào receptor GABA làm kênh Cl  mở ra, Cl  vào tế bào, gây tăng ưu cực


                                                                                                            103
   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115