Page 78 - Giáo trình môn học Dược lâm sàng
P. 78

-  Chế độ dinh dưỡng  cần được cá thể hóa,  phụ thuộc tình trạng bệnh, tuổi,  thói

               quen ăn uống, phong tục tập quán và điều kiện kinh tế. Cần thiết có sự tư vấn của bác sĩ

               chuyên khoa dinh dưỡng.
                     -  Chi  tiết  về  dinh  dưỡng  sẽ  được  thiết  lập  cho  từng  người  bệnh  tùy  tình  trạng

               bệnh, loại hình hoạt động, các bệnh lý, biến chứng đi kèm.

                     - Loại hình luyện tập thông dụng và dễ áp dụng nhất: đi bộ tổng cộng 150 phút

               mỗi tuần (hoặc 30 phút mỗi ngày), không nên ngưng luyện tập 2  ngày liên tiếp.  Mỗi

               tuần nên tập kháng lực 2 - 3 lần (kéo dây, nâng tạ). Mức độ và thời gian luyện tập thể
               lực thay đổi tùy theo tuổi, mức độ bệnh và các bệnh lý đi kèm.

                     - Nên theo chế độ ăn nhạt (theo khuyến cáo của WHO)

                     - Hạn chế bia, rượu.

                     - Ngưng hút thuốc lá

               1.3.2. Điều trị ĐTĐ bằng thuốc
                     - Metformin vẫn là lựa chọn hàng đầu trong điều trị ĐTĐ típ 2 trừ khi có chống

               chỉ định hoặc không dung nạp thuốc (dùng metformin đơn trị khi mới chẩn đoán ĐTĐ

               típ  2  nếu  không  có  triệu  chứng  lâm  sàng  của  tăng  glucose  huyết,  mức  glucose  huyết

               không quá cao với HbA1c cao trên mức mục tiêu không quá 1,5%).

                     -  Lựa  chọn  thuốc  hàng  thứ  2  kết  hợp  vào  metformin  sau  khi  metformin  đơn  trị
               không đạt mục tiêu HbA1c sau 3 tháng phụ thuộc vào các bệnh lý đi kèm:

                     + BTMXV:  bệnh  mạch  vành,  bệnh  mạch  máu  não,  bệnh  động  mạch  ngoại  biên

               + Suy tim

                     + Bệnh thận mạn (BTM)

                     -  Đối  với  người  bệnh  ĐTĐ  típ  2  có  BTMXV,  khuyến  cáo  ưu  tiên  sử  dụng  các

               thuốc  ức  chế  SGLT-2  và  đồng  vận  thụ  thể  GLP-1  có  bằng  chứng  bảo  vệ  tim  mạch

               (empagliflozin, canagliflozin, dapagliflozin, liraglutid, semaglutid).

                     - Đối với người bệnh ĐTĐ típ 2 có BTMVX và kèm theo suy tim, khuyến cáo nên
               ưu tiên sử dụng thuốc ức chế SGLT-2.

                     -  Đối  với  người  bệnh  ĐTĐ  típ  2  kèm  BTM  (có  hoặc  không  có  BTMXV  kèm

               theo),  cân  nhắc  sử  dụng  thuốc  ức  chế  SGLT-2  có  bằng  chứng  bảo  vệ  thận

               (empagliflozin,  canagliflozin).  Trong  trường  hợp  chống  chỉ  định  của  thuốc  ức  chế

               SGLT-2, có thể sử dụng đồng vận thụ thể GLP-1 có tác dụng bảo vệ thận.
   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83