Page 82 - Giáo trình môn học Dược lâm sàng
P. 82
Chất chủ vận Đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn,
dopamin D2 Không làm hạ đường huyết viêm mũi dị ứng
Bromocriptin
↑: tăng, ↓: giảm, ?: dữ liệu còn nhiều tranh cãi
2.2. TDKMM của các thuốc hạ đường huyết đường uống và biện pháp xử trí
Hạ đường huyết (nhóm SU, glinid): hướng dẫn người bệnh tuân thủ chế độ ăn uống,
không bỏ bữa và cách nhận biết các triệu chứng của hạ đường huyết và cách xử trí hạ đường
huyết. Trên người bệnh suy gan hoặc suy thận nặng, huốc có thể làm tăng nguy cơ hạ
đường huyết, cần phải điều chỉnh liều.
Rối loạn tiêu hóa đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy (nhóm SU, glinid, ức chế
enzym alpha glucosidase): hướng dẫn người bệnh uống thuốc cùng bữa ăn hoặc ngay sau
miếng ăn đầu tiên, dùng liều thấp sau đó tăng dần hoặc dùng dạng phóng thích chậm
Phù (nhóm TZD): cần thận trọng ở những người bệnh bị phù hoặc có nguy cơ bị suy
tim sung huyết, theo dõi trong quá trình sử dụng
Viêm hầu họng, nhiễm khuẩn hô hấp trên (nhóm ức chế DPP-4): theo dõi các triệu
chứng cảm lạnh, đau họng, ngạt mũi, chảy mũi
Nhiễm khuẩn tiết niệu (saxagliptin): theo dõi các triệu chứng của nhiễm trùng tiết
niệu như: có máu trong nước tiểu, cảm giác đau, nóng rát khi tiểu, đi tiểu nhiều lần, sốt,
đau vùng dưới dạ dày hoặc vùng chậu,…
Nhiễm nấm đường tiết niệu - sinh dục (nhóm ức chế SGLT2): thường xảy ra hơn ở
nữ và người bệnh có tiền sử bệnh. Hầu hết mức độ từ nhẹ đến trung bình, người bệnh đáp
ứng với điều trị bằng phác đồ điều trị chuẩn và hiếm khi phải ngưng điều trị.
Nhiễm khuẩn tiết niệu (nhóm ức chế SGLT2): Thường xảy ra hơn ở nữ và người bệnh
có tiền sử bệnh. Hầu hết nhiễm khuẩn từ nhẹ đến trung bình, người bệnh đáp ứng với điều
trị bằng phác đồ điều trị chuẩn và hiếm khi phải ngưng điều trị
Buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu (chất gắn acid mật): Tránh làm việc cần sự
tập trung như lái xe, vận hành máy móc. Cân nhắc giảm liều hoặc ngừng thuốc. Nếu đau
đầu dữ dội hoặc thay đổi thị giác (có thể xuất hiện khi bắt đầu dùng thuốc hoặc chậm hơn)
người bệnh cần được ngừng thuốc, đánh giá ngay lập tức HA, tính chất đau đầu, độc tính
thần kinh trung ương.
2.3. Tương tác thuốc và hướng dẫn xử trí
Thông thường, người bệnh ĐTĐ phải sử dụng nhiều thuốc. Bên cạnh thuốc kiểm
soát glucose huyết, người bệnh có thể được điều trị đồng thời các bệnh lý mắc kèm và
phòng ngừa biến chứng tim mạch bằng các nhóm thuốc khác bao gồm: thuốc điều trị rối