Page 34 - Giáo trình môn học Dược lâm sàng
P. 34

Với các thuốc có độc tính cao, việc sử dụng liều tương đương với ở người lớn sẽ cho

               nồng độ thuốc trong máu thấp vì bị phân bố chủ yếu ở dịch ngoại bào. Vì vậy khó đạt hiệu

               quả điều trị và đòi hỏi phải tăng liều. Tuy nhiên nếu tăng liều thì nguy cơ ngộ độc thuốc
               cũng rất lớn. Vì vậy việc giám sát chế độ điều trị thuốc là vô cùng cần thiết với những

               thuốc có đặc điểm phân bố như vậy.

               1.1.3.2. Liên kết thuốc với protein huyết tương
                       Do ở trẻ đẻ non và trẻ sơ sinh hàm lượng protein huyết tượng đặc biệt là albumin

               thấp nên tỉ lệ thuốc liên kết với protein thấp, tỉ lệ thuốc ở dạng tự do cao . Vì vậy cần lưu

               ý tương tác này khi sử dụng những thuốc có tỷ lệ liên kết cao với protein ở trẻ sơ sinh như

               phenytoin, các sulfonamid, salicylat, diazepam…

               1.1.3.3. Hàng rào máu não
                     Tỷ lệ thuốc qua hàng rào máu - não phụ thuộc 2 yếu tố: Sự hoàn thiện của hàng rào

               máu - não và tính tan trong lipid của thuốc.

                     Trẻ sơ sinh, chức năng của hàng rào máu - não chưa được hoàn thiện nên một số

               thuốc có thể đi qua dễ dàng hơn so với ở trẻ lớn và người lớn
                     Khi điều trị viêm màng não do vi khuẩn, dùng kháng sinh qua được hàng rào như

               sulfamid,  chloramphenicol,  cotrimoxazol  và  các  cephalosporin  thế  hệ  3  (cefotaxim,

               ceftriaxon...) hoặc tiêm vào ống tủy streptomycin (viêm màng não do lao)

                     Một số thuốc ít thấm vào dịch não tủy khi màng não bình thường nhưng lại tăng tính

               thấm khi màng não bị viêm như: các penicillin,  rifampicin, vancomycin...
                     Các  thuốc  thấm  ít  vào  dịch  não  tủy  ngay  cả  khi  màng  não  bị  viêm  như  :  Các

               aminoglycosid, clindamycin, erythromycin, acid fucidic...

                     Liên quan đến tính tan trong lipid của thuốc: Các thuốc có khả năng tan trong lipid

               cao như các bCTTAiturat, morphin… khả năng vượt qua hàng rào máu - não ở trẻ nhỏ dễ

               dàng hơn so với trẻ lớn và người lớn, do đó cần lưu ý khi chỉ định các nhóm thuốc này cho
               trẻ em.

               1.1.4. Chuyển hóa thuốc

                       Tốc độ chuyển hóa thuốc ở trẻ dưới 1 năm, đặc biệt là trẻ sơ sinh yếu hơn hẳn so

               với trẻ lớn và người lớn, dẫn thời gian bán thải của thuốc (t1/2) kéo dài hơn.
                   Bảng 4. t1/2 của các thuốc chuyển hóa chủ yếu qua gan ở trẻ sơ sinh và trẻ còn bú

                Thuốc                  Trẻ sơ sinh       Trẻ bú mẹ          Trẻ em         Người lớn

                                       (< 1 tháng)       (> 1 tháng)        (1-15 tuổi)

                CCTTAamazepin          8-28                                 14-19          16-36
   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39