Page 32 - Giáo trình môn học Dược lâm sàng
P. 32
SỬ DỤNG THUỐC HỢP LÝ TRÊN MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG ĐẶC BIỆT
MỤC TIÊU
1. Trình bày được những thay đổi về dược động học của thuốc ở một số đối tượng: trẻ
em, người cao tuổi, người bệnh suy giảm chức năng gan, thận.
2. Trình bày được nguyên tắc sử dụng thuốc cho trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho
con bú, người cao tuổi, người bệnh suy giảm chức năng gan, thận.
1. SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ EM
1.1. Những yếu tố làm thay đổi dược động học của thuốc ở trẻ em
1.1.1. Các giai đoạn phát triển ảnh hưởng tới dược động học của thuốc ở trẻ
Trẻ sơ sinh có những đặc điểm khác biệt so với các trẻ lớn như sau:
- Tỷ lệ nước trong cơ thể khá cao, đặc biệt là trẻ đẻ non.
- Trẻ phát triển rất nhanh, các enzym gan chưa đầy đủ, hệ thống khử độc kém, chức
năng lọc của thận còn chưa hoàn chỉnh, tính nhạy cảm của cơ quan đích với thuốc khác
nhau… vì vậy cần hiệu chỉnh liều cho từng bệnh nhi cụ thể.
- Trẻ dung nạp các tác dụng không mong muốn của thuốc kém, đồng thời cũng khó
phát hiện độc tính của thuốc.
Trẻ phát triển nhanh khi được 1 tuổi, cân nặng cơ thể tăng gấp 3 lần so với lúc mới
2
sinh, vì vậy liều lượng thuốc cần được tính theo mg/kg hoặc mg/m cơ thể.
Với trẻ giai đoạn này, việc hiệu chỉnh liều rất cần thiết với trẻ đẻ non, trẻ có những
rối loạn chức năng gan, thận. Ngoài ra, việc hiệu chỉnh liều tùy theo mức độ nặng nhẹ của
bệnh cũng cần được lưu ý.
1.1.2. Sự hấp thu thuốc ở trẻ
1.1.2.1. Hấp thu thuốc qua đường uống
Ở trẻ em, tỉ lệ dịch vị so với thể trọng ít hơn người lớn và độ acid dịch vị thấp do acid
chưa được tiết đầy đủ, chỉ đạt bằng người lớn khi trẻ được 3 tuổi.
Nhu động ruột của trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 năm tuổi mạnh hơn ở
người lớn, điều này dẫn đến giảm thời gian lưu của thuốc tại ruột nên khả năng hấp thu
triệt để các thuốc giải phóng kéo dài không bảo đảm, do đó không sử dụng thuốc tác dụng
kéo dài cho nhóm tuổi này.
Hệ enzym thủy phân ở niêm mạc ruột ở trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa hoàn chỉnh cũng
là một nguyên nhân làm cản trở hấp thu một số thuốc ở dạng ester hóa