Page 18 - Giáo trình môn học Dược lâm sàng
P. 18

- Mức độ 2 (mức độ trung gian):

                     + Mức 2A: Thực hiện khi có thể tiếp cận bệnh nhân để có thông tin. Đánh giá dựa

               vào tiền sử dùng thuốc và thông tin của bệnh nhân. Từ đó phát hiện tương tác thuốc, ADRs,
               liều lượng bất thường, vấn đề tuân thủ, tương tác thuốc-thực phẩm, vấn đề hiệu quả, ADR

               và các vấn đề với OTC.

                     + Mức 2B: Thực hiện xem xét thuốc trung gian nếu có thông tin về lịch sử dùng thuốc

               và thông tin y tế. Kết quả của đánh giá có thể phát hiện  tương tác thuốc, một số tác dụng

               không mong muốn, liều lượng bất thường, vấn đề tuân thủ, tương tác thuốc-thực phẩm,
               vấn đề hiệu quả, chỉ định không dùng thuốc và thuốc không có chỉ định.

                     - Mức độ 3: (mức độ nâng cao): dựa vào tiền sử dùng thuốc, thông tin của bệnh nhân

               và dữ liệu lâm sàng. Đánh giá mức độ này có thể xác định được tương tác thuốc, một số

               tác dụng không mong muốn, vấn đề tuân thủ liều lượng bất thường, tương tác thuốc-thực

               phẩm, vấn đề hiệu quả, tác dụng không mong muốn, vấn đề với OTC, chỉ định không dùng
               thuốc và thuốc không có chỉ định, vấn đề liều lượng.

               Đánh giá thuốc trong hoạt động dược lâm sàng chủ yếu gồm:

               Đánh giá sự phù hợp giữa chẩn đoán và lựa chọn thuốc:

                     - Thuốc được kê đơn không phù hợp về chỉ định, phác đồ, thuốc được sử dụng mà

               không có chỉ định, có y lệnh nhưng không có thuốc;
                     - Kê đơn thuốc trên bệnh nhân có tiền sử dị ứng trước đó;

               Đánh giá tính hợp lý trong sử dụng thuốc:

                     - Liều dùng, dạng bào chế, đường dùng, thời gian dùng, cách dùng, thời điểm dùng;

                     - Kê đơn thuốc trên bệnh nhân có chống chỉ định;

                     - Sử dụng thuốc trên đối tượng đặc biệt: PNCT, PNCCB, trẻ em, người cao tuổi,
               người bệnh suy giảm chức năng thận, người bệnh suy giảm chức năng gan, người bệnh béo

               phì;

                     - Có tương tác thuốc thực tế hoặc tiềm ẩn: thuốc – thuốc, thuốc – bệnh, thuốc – thực

               phẩm, thuốc – khác.

               2.2. Theo dõi phát hiện DRPs  liên quan đến hành vi sử dụng thuốc của người bệnh
                     Để ngăn cản các DRP tồn tại và tiềm tàng cần phải có sự quản lý toàn diện việc sử

               dụng thuốc của bệnh nhân và các yếu tố ảnh hưởng tới sử dụng thuốc. Người bệnh chính

               là một đối tượng quan trọng cần được phỏng vấn kĩ lưỡng về sử dụng thuốc và các khía

               cạnh liên quan để phát hiện được DRPs thực tế và tiềm năng.

                     Hoạt động DLS đánh giá DRPs trên người bệnh gồm có:
   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23