Page 18 - Giáo trình môn học y học cổ truyền
P. 18
Thường gọi là nhiệt (thực ra hoả là mức cao của nhiệt), là dương tà, chủ
khí mùa hạ. Các ngoại tà khác như phong, hàn, thấp, táo khi vào cơ thể đều có
khả năng chuyển hoá thành hoả.
* Đặc tính của nhiệt (hoả):
- Gây sốt cao, sợ nóng, thích mát, ra nhiều mồ hôi, khát nước, mặt đỏ, mắt
đỏ. - Gây chảy máu (nhiệt bức huyết vong hành).
- Nhiệt độc thường gây mụn nhọt, bệnh truyền nhiễm.
- Nhiệt thường bốc lên trên như tâm hoả bốc lên làm mê man, phát cuồng, vị
hoả bốc lên làm sưng lợi, chảy máu răng, can hoả bốc lên làm nhức đầu, choáng
váng.
2. Nội nhân (Nguyên nhân bên trong)
Những hoạt động tinh thần, do quan hệ gia đình, xã hội mang tới nếu vượt
quá mức bình thường hoặc quá ngưỡng điều chỉnh của cơ thể sẽ trở thành
nguyên nhân gây bệnh, trong trường hợp này gọi là nội nhân.
Có bảy loại tình chí sau đây :
Vui mừng (hỉ) thuộc tạng tâm.Vui mừng quá tổn hại tạng tâm .
Giận dữ (nộ) thuộc tạng can. Giận dữ, căng thẳng quá tổn hại tạng can .
Buồn phiền (bi) thuộc tạng phế. Buồn phiền quá tổn hại tạng phế.
Lo lắng (ưu), suy nghĩ (tư) thuộc tạng tỳ. Lo lắng, suy nghĩ quá tổn hại tạng
tỳ.
Sợ hãi (kinh), hốt hoảng (khủng) thuộc tạng thận. Sợ hãi, hốt hoảng quá tổn
hại tạng thận.
3. Bất nội ngoại nhân (Các nguyên nhân khác)
3.1. Do ăn uống, lao động, sinh hoạt
* Do ăn uống:
- Ăn quá nhiều gây đầy bụng, không tiêu (thực tích).
- Ăn nhiều thức ăn sống, lạnh, ôi thiu gây tổn thương vị trường, đại
trường (ỉa chảy, kiết lỵ, thổ tả, nhiễm độc....).
- Ăn nhiều thức ăn béo, ngọt dễ sinh nhiệt, sinh thấp.
- Ăn thiếu dẫn đến âm hư, huyết hư (suy dinh dưỡng, thiếu máu).
18