Page 13 - Giáo trình môn học y học cổ truyền
P. 13
2.2. Vị
- Chứa đựng, nghiền nát thức ăn và đưa xuống tiểu trường.
- Vị và tỳ có liên quan biểu lý với nhau, giúp đỡ cho sự vận hoá đồ ăn thức
uống, nên gọi chung là "gốc của hậu thiên".
2.3. Tiểu trường
- Nhận thức ăn từ vị xuống, hấp thụ phần tinh hoa, phần còn lại chuyển
xuống đại trường.
- Khi tiểu trường có bệnh thì sự hấp thụ chất tinh hoa kém gây ra các chứng:
sống phân, ỉa chảy mạn.....
2.4. Đại trường
- Chứa đựng và bài tiết các chất cặn bã.
- Có quan hệ biểu lý với phế.
2.5. Bàng quang
- Chứa đựng và bài tiết nước tiểu thông qua sự khí hoá và sự phối hợp với
tạng thận.
- Nếu sự khí hoá của thận không tốt sẽ gây ra đái rắt, đái nhiều lần hoặc bí
đái.
2.6. Tam tiêu
- Là phủ của nội tạng, bảo vệ và chứa đựng phía ngoài của các tạng, phủ.
- Gồm có : thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu.
+ Thượng tiêu : từ cơ hoành lên đến cổ.
+ Trung tiêu : từ rốn lên đến cơ hoành.
+ Hạ tiêu : từ rốn xuống hạ vị.
3. KHÍ, HUYẾT, TINH, THẦN, TÂN DỊCH
3.1. Khí
- Khí là công năng hoạt động của cơ thể, do tinh, huyết tạo ra. Khí do phế
làm chủ, nạp khí từ bên ngoài vào cơ thể và thải khí của cơ thể ra ngoài.
- Khí hành, huyết hành. Khí trệ, huyết ứ.
- Các biểu hiện bệnh lý:
13