Page 11 - Giáo trình môn học y học cổ truyền
P. 11

hay hưng phấn quá độ, biểu hiện: ngực sườn đầy tức, suy nghĩ, hay thở dài, kinh

                  nguyệt không đều, thống kinh…Can khí xung thịnh gây cáu gắt, hoa mắt, chóng

                  mặt, ù tai.

                      - Can tàng huyết: Tàng huyết là tàng trữ lượng máu trong cơ thể. Khi cơ thể

                  hoạt động, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể đòi hỏi cao, can lại bài xuất khối

                  lượng máu dự trữ để cung cấp kịp thời. Lúc nghỉ ngơi, lúc ngủ nhu cầu huyết

                  dịch ít máu được tàng trữ  tại can.

                      - Can chủ cân, vinh nhuận ra móng tay, móng chân: Cân là cân mạch gồm

                  khớp, gân, cơ, phụ trách việc vận động của cơ thể, nuôi dưỡng các cân bằng

                  huyết của can. Can huyết đầy đủ cân mạch được nuôi dưỡng tốt, vận động tốt,

                  ngược lại can huyết hư không nuôi dưỡng được cân mạch gây các chứng tê bại,

                  chân tay run, co quắp, teo cơ… Móng tay, móng chân là chỗ thừa ra của cân

                  mạch nên tình trạng thiếu đủ của can huyết sẽ có những biểu hiện hồng nhuận

                  hay tái nhợt, thay đổi hình dạng móng hình khum…

                      - Can khai khiếu ra mắt: Kinh can lên mắt, can khí thực do phong nhiệt gây

                  chứng đỏ mắt, sưng, đau...


                  1.3. Tạng tỳ
                      - Tỳ chủ vận hoá đồ ăn và thuỷ dịch :


                         + Vận hóa đồ ăn: Là sự tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa các chất dinh
                  dưỡng của đồ ăn. Sau khi tiêu hóa, các chất tinh vi được hấp thu và chuyển vận


                  lên phế, phế đưa vào tâm mạch để huyết đem đi nuôi các tạng, phủ, tứ chi. Vận
                  hóa đồ ăn tốt thì hấp thu tốt và ngược lại, dẫn đến các rối loạn tiêu hóa: ăn kém,


                  ỉa chảy, mệt mỏi, gày yếu.

                         + Vận hóa thủy dịch: Tỳ đưa thủy dịch đến các tổ chức cơ thể để nuôi

                  dưỡng sau đó chuyển xuống thận, ra bàng quang bài tiết ra ngoài.

                      - Tỳ chủ cơ nhục: Nuôi dưỡng cơ nhục. Nếu tỳ hư, cơ bắp teo nhẽo, sa nội

                  tạng.

                      - Tỳ thống nhiếp huyết, giúp huyết đi đúng trong mạch, không gây xuất huyết

                  như rong huyết, đại tiện ra máu.....

                      - Khai khiếu ra miệng, vinh nhuận ra môi.
                                                                                                          11
   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16