Page 12 - Giáo trình môn học y học cổ truyền
P. 12
1.4. Tạng phế
- Phế chủ khí, chủ hô hấp, phế là nơi trao đổi khí: hít thanh, thải trọc.
- Phế chủ bì mao (da, lông), khí của phế nuôi dưỡng bì mao. Nếu phế suy
yếu, cơ thể hay bị cảm nhiễm và mụn nhọt.
- Phế đưa thủy dịch xuống dưới bàng quang.
- Phế khai khiếu ra mũi, thông với họng chủ về tiếng nói.
1.5. Tạng thận
- Thận chủ về sự phát triển và phát dục của cơ thể (thận tàng tinh). Tinh tiên
thiên và hậu thiên tàng trữ ở thận gọi là thận tinh (thận âm) tinh biến thành khí
gọi là thận khí (thận dương). Thận âm và thận dương nương tựa với nhau, giữ
thế quân bình về âm dương.
- Thận chủ thuỷ: Thận khí có chức năng khí hóa nước tức là đem nước do đồ
ăn đưa tới cho các tổ chức cơ thể và bài tiết nước ra ngoài. Sự vận chuyển nước
trong cơ thể do 3 tạng phụ trách : tỳ vận hóa thủy thấp, phế thông điều thủy đạo,
thận khí hóa nước. Nước vào, được tỳ vận hóa thủy thấp, hấp thu đưa lên phế,
phế túc giáng xuống thận, ở thận được khí hóa những chất trong (dinh dưỡng có
ích) được đưa lên phế phân bố toàn thân, những chất đục (cặn bã) được đưa
xuống bàng quang, thải ra ngoài.
- Thận sinh tuỷ: tinh được tàng trữ ở thận, tinh sinh ra tủy, vào trong nuôi
dưỡng xương nên gọi là thận sinh cốt tủy. Não là bể tuỷ, thông minh hay đần
độn là do thận.
- Thận khai khiếu ra tai, chủ nhị tiện (tiền âm và hậu âm), vinh nhuận ra tóc.
2. PHỦ
2.1. Đởm
- Đởm chứa tinh chấp (mật), mật giúp cho sự tiêu hóa đồ ăn ở đại trường.
Khi có bệnh ở đởm thường xuất hiện chứng vàng da, miệng đắng, nôn mửa ra
chất đắng và đởm còn có chức năng về tinh thần, cơ sở của lòng dũng cảm và sự
quyết đoán.
- Người xưa nói “to gan, lớn mật” để chỉ những người gan dạ dũng cảm.
- Can đởm có quan hệ biểu lý, can chủ về mưu lự, đởm chủ về sự quyết đoán.
12