Page 6 - Giáo trình môn học y học cổ truyền
P. 6
Biểu hiện lâm sàng của tương quan âm, dương
- Âm thịnh sinh nội hàn: ỉa chảy, người sợ lạnh, nước tiểu trong dài vì phần
âm thuộc hàn.
- Dương thịnh sinh ngoại nhiệt: sốt, người và chân tay nóng, vì phần dương
của cơ thể thuộc nhiệt.
- Âm hư sinh nội nhiệt: như mất nước, tân dịch giảm gây chứng khát nước,
họng khô, táo, nước tiểu đỏ, long bàn tay chân nóng,…
- Dương hư sinh ngoại hàn: sợ lạnh, chân tay lạnh vì phần dương khí ở
ngoài bị giảm sút.
Chữa bệnh là lập lại cân bằng âm dương theo nguyên tắc:
- Bệnh hàn (lạnh) thuộc âm dùng thuốc ấm, nóng để điều trị
- Bệnh nhiệt (nóng) thuộc dương dùng thuốc mát, lạnh để điều trị
- Bệnh hư (mạn tính) thì phải bổ, tức là dùng thuốc cùng tính chất để trừ vào
chỗ thiếu hụt, bệnh thực (cấp tính) thì phải tả, nghĩa là dùng thuốc có tính chất
đối lập để xóa bỏ phần thừa.
1.5.3. Phòng bệnh
Từ xưa, phòng bệnh được đánh giá là rất quan trọng trong bảo vệ sức
khỏe. Nguyên tắc là giữ gìn làm sao cho âm dương luôn cân bằng và không bị
rối loạn.
- Ăn uống phải điều độ, sự thái quá, bất cập trong ăn uống đều ảnh hưởng
đến âm, dương. Chọn đồ ăn, thức uống phù hợp với từng mùa. Mùa nóng, chú ý
ăn đồ mát. Mùa rét chú ý ăn đồ ấm.
- Nơi ở và mặc phải đảm bảo ấm, kín gió về mùa đông, thoáng mát về
mùa hè.
- Tình cảm phải luôn cân bằng, tránh vui buồn, lo âu quá mức gây rối loạn
tình chí, ảnh hưởng đến cân bằng âm dương.
2. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
2.1. Khái niệm
Học thuyết ngũ hành thể hiện những mối liên quan và sự chuyển hóa giữa
các vật chất trong quá trình vận động và phát triển.
6