Page 35 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 35
Trầm cảm ở bệnh nhân cũng là đề tài được nhiều người quan tâm. Moffic
và Paykel (1975) cho thấy có 24% số bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện
đa khoa có biểu hiện trầm cảm theo thang trầm cảm beck (Beck Depression
Inventory - BDI). Một số tác giả khác đưa ra tỉ lệ 33% số bệnh nhân nội trú bị
trầm cảm. Cũng có những nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa mực độ
nặng của bệnh và mức độ nặng của trầm cảm. Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu
cho rằng không có sự liên quan như vậy. Các tác giả cũng chưa tìm thấy mối
tương quan giữa thời gian bị bệnh và mức độ trầm cảm.
+ Ám ảnh - nghi bệnh: bệnh luôn là một ám ảnh của bệnh nhân. Trong đầu
bệnh nhân luôn xuất hiện những câu hỏi mà mỗi khi có câu trả lời thì bệnh nhân
lại có cơ sở để đặt ra những câu hỏi ngược lại, ví dụ: bệnh nhân được chuẩn
đoán là viêm da song sau đó lại nghi ngờ mình có thể bị tiểu đường. Sự nghi
ngờ như vậy là do có một người quen của bệnh nhân bị tiểu đường, lúc đầu
cũng được chuẩn đoán là viêm da nhưng điều trị mãi mà không khỏi. Sau khi
được giải thích rằng bệnh tiểu đường còn có một số triệu chứng khác, ví dụ:
hay khô miệng, uống nhiều nước, sút cân, bệnh nhân tự thấy mình có vẻ cũng
hay khô miệng, uống nhiều nước và thường xuyên cân để theo dõi sút cân.
+ Phản ứng phân ly: Đối với người có dạng phản ứng này, bệnh tật dường
như là “tai họa”. Bệnh nhân hay có phản ứng: kêu, rên, hay phàn nàn rắng số
mình khổ… Tuy nhiên, những phản ứng như vậy chỉ diễn ra khi có mặt người
khác như nhân viên y tế, người nhà hoặc người thân. Những người có nét tính
cách phân li thường dễ có phản ứng phân li khi bị bệnh. Phản ứng này, về mặt
vô thức, nhằm thu hút sự chú ý của người khác tới bản thân bệnh nhân.
+ Phản ứng phủ định bệnh: Đây là dạng phản ứng cũng thường hay gặp.
Khi có những biểu hiện ban đầu của bệnh, họ thường né tránh sự thật, ví dụ:
khi có các triệu chứng ban đầu như đau nhiều, người nhanh mệt mỏi… họ có
thể có thể tìm ra những lý do khác nhau (trư bệnh) để giải thích. Khi buộc phải
đi khám và đã được chuẩn đoán, họ cho rằng có thể họ không bị bệnh như bác
sĩ chuẩn đoán bởi “bác sĩ nhìn đâu cũng thấy vi trùng”. Trong trường hợp đã
có các triệu chứng bệnh không thể bác bỏ được thì họ lại cho rằng mức độ của
bệnh không nghiêm trọng như bác sĩ khẳng định.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh.
28