Page 30 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 30
Không tin ở mình, dễ bị kích động: chính vì chậm chạp, mất đi những
chức năng và phải lệ thuộc hay nhờ vả người khác, mà người già trở nên lo lắng
quá độ. Do sự lo lắng này, các cụ thường lập đi lập lại một yêu cầu hay một câu
hỏi, để được trấn an.
2. Tâm lý người bệnh.
2.1. Đại cương về tâm lý học y học và tâm lý người bệnh.
Khi bị bệnh tâm lý con người cũng biến đổi. Tính phức tạp của các biến
đổi tâm lý của người bệnh càng tăng khi bệnh trở nên mãn tính hoặc để lại hậu
quả nghiêm trọng… Bệnh có thể là nguyên nhân dẫn theo hàng loạt những thay
đổi khác trong cuộc sống…
Bệnh tật gây ra những biến đổi tâm lý, song các yếu tố tâm lý cũng làm
biến dạng các triệu chứng của bệnh.
Yếu tố tâm lý có thể làm quá trình phục hồi sức khỏe diễn ra nhanh chóng
hoặc ngược lại. Hai mặt tâm lý và cơ thể luôn tác động qua lại lẫn nhau trong
một thể thống nhất, chính vì vậy: Hiểu biết về các qui luật tâm lý trong điều
kiện bình thường cũng như bệnh lý là rất cần thiết trong hoạt động nghề nghiệp
của điều dưỡng.
Sự thay đổi tâm lý người bệnh thường diễn ra trên hai bình diện:
Bình diện thứ nhất: mối quan hệ tương hỗ giữa hiện tượng tâm lý với bệnh
tật.
Bình diện thứ hai: mối quan hệ giữa tâm lý người bệnh và môi trường
xung quanh (kể cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội).
Có thể phân định một cách tương đối: mối quan hệ giữa tâm lý người bệnh
với bệnh tật là mối quan hệ bên trong và mối quan hệ giữa tâm lý người bệnh
với môi trường là mối quan hệ bên ngoài của người bệnh.
23