Page 32 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 32
Sự kết hợp cả ba cấp độ đó càng làm cho những biến đổi tâm lý của bệnh
nhân trở nên phức tạp hơn.
Tâm lý người bệnh ảnh hưởng trở lại bệnh tật đến mức nào là tùy thuộc
vào đời sống tâm lý vốn có của người bệnh. Mỗi người bệnh có những thái độ
khác nhau đối với bệnh tật. Có người cho bệnh tật là điều bất hạnh không thể
né tránh được, đành cam chịu, mặc cho bệnh tật hoành hành. Có người kiên
quyết đấu tranh, khắc phục bệnh tật. Có người không sợ bệnh tật. Đôi khi chúng
ta gặp những người thích thú với bệnh tật, dùng bệnh tật để tô vẽ cho thế giới
quan của mình. Bên cạnh những người giả vờ mắc bệnh, lại có người giả vờ
như không bị bệnh tật… Thái độ đối với bệnh tật nói riêng và đời sống tâm lý
của người bệnh nói chung ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động sinh lực
bản thân trong phòng và chữa bệnh cũng như trong khắc phục hậu quả bệnh tật
của người bệnh.
Những diễn biến bệnh tật và biến đổi tâm lý của người bệnh tác động lẫn
nhau theo vòng tròn khép kín: bệnh ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân và
ngược lại, tâm lý cũng ảnh hưởng đến diễn biến và kết cục của bệnh. Các yếu
tố tâm lý có thể đóng vai trò là nguyên nhân (như trong một số trường hợp bệnh
cơ thể tâm sinh), cũng có thể là hậu quả của bệnh (lo âu, trầm cảm…) hoặc là
hiện tượng đi cùng. Khi thăm khám bệnh nhân tại một thời điểm nào đó, các
yếu tố tâm lý có thể vừa là hậu quả song chúng lại vừa có thể ảnh hưởng trục
tiếp tới diễn biến của bệnh (có thể làm xấu đi hoặc ngược lại, giúp bệnh nhân
có thêm nghị lực đấu tranh chống lại bệnh tật).
2.2.2. Phản ứng tâm lý của người bệnh:
2.2.2.1. Một số đặc điểm chung:
Với người trưởng thành, hầu như ai cũng đã có một vài lần nằm viện. Đối
với một số người, việc nằm viện diễ ra thường xuyên. Tuy nhiên, phần lớn ít
khi phải nằm viện. Đối với họ lần nhập viện đầu tiên chính là sự báo hiệu cho
những thay đổi lớn.
25