Page 33 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 33
Có rất nhiều thay đổi về mặt xã hội đối với mỗi cá nhân khi phải nhập
viện. Trước hết họ “có” thêm một vai trò mới, vai trò hầu như không mấy ai
mong muốn: bệnh nhân. Nằm viện kéo theo một loạt các hậu quả. Tự do bị hạn
chế, không còn được ăn, uống, đọc sách, thức đêm tùy ý. Mặc dù biết là cần
thiết song nhiều người vẫn cảm thấy ngần ngại khi phải cởi bỏ quần áo ngoài
của mình để mặc bộ quần áo bệnh nhân. Nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, cảm
thấy không dễ chịu chút nào khi có tay người lạ đặt lên cơ thể mình.
Ở nhà, nếu buồn người ta có thể đi chơi, gọi điện thoại tán gẫu hay nghe
nhạc. Trong bệnh viện, họ không được như vậy. Mặt khác, việc thích nghi với
chế độ, các quy định trong bệnh viện với nhiều người không thể diễn ra một
cách nhanh chóng.
Có nhiều tác giả đã nghiên cứu những phản ứng tâm lý đối với nằm viện.
Taylor (1979) nghiên cứu khá tỉ mỉ những phản ứng của bệnh nhân. Bà cảm
thấy rằng giảm khả năng tự chủ và giải thể nhân cách (bệnh nhân cảm thấy
mình không phải là mình nữa) là hai đặc điểm thường gặp ở bệnh nhân điều trị
nội trú. Taylor cũng đã mô tả những đặc điểm mà theo nhân viên y tế, là bệnh
nhân “tốt” họ là những người thụ động, không đòi hỏi và hợp tác. Những người
này tuyệt đối nghe lời nhân viên, không bao giờ đưa ra câu hỏi hoặc một đề
nghị nào. Ngược lại, đối với những “bệnh nhân kém”, đó là những người được
Taylor mô tả là “hành động có chút nổi loạn”, dạng như đi lại nhiều, hút thuốc
lá háy uống rượu, bia hoặc thỉnh thoảng đùa cợt với nhân viên. Họ là những
người không tuân thủ hoàn toàn nội quy bệnh viện, hay đưa ra câu hỏi hoặc đòi
hỏi về điều trị.
Mặc dù nhân viên y tế thường khuyến khích những hành vi “tốt” song
Taylor cũng nêu ra những khả năng “bệnh nhân tốt” dẫn đến hồi phục kém.
Điểm chủ yếu là do hạn chế tính tích cực của cá nhân. Do vậy, những bệnh
nhân “tốt” có thể dẫn đến tình trạng họ trở thành “nô lệ”của các chế độ điều trị
(Goffman, 1961).
26