Page 34 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 34
Bệnh nhân “kém” cũng không phải đã hay. Những đòi hỏi phải được chú
ý, quan tâm, chấp hành nội quy không nghiêm dễ làm cho nhân viên y tế “lẫn
lộn” giữa những phàn nàn quan trọng và không quan trọng. Tuy nhiên những
người này cũng có lợi thế nhất định. Do vẫn “giữ lại” ít nhiều quyền tự chủ,
khả năng kiểm soát cuộc sống cũng như cảm xúc nên những bệnh nhân này họ
rất vui mừng khi được ra bệnh viện và nhanh chóng thích ứng với cuộc sông:
Karmel (1972) cho thấy ở nhóm bệnh nhân được coi là “ngang bướng” hay gây
nhiễu “phiền hà” cho nhân viên y tế lại có tỉ lệ trầm cảm thấp hơn và tinh thần,
khí thế cao hơn.
Ngôn ngữ bệnh viện cũng là một trong những thay đổi. Ngôn ngữ của
nhân viên y tế, đặc biệt là những người có thâm niên trong nghề thường giống
với ngôn ngữ của người lớn tuổi đối với trẻ nhỏ. Bệnh nhân được “mời” như ra
lệnh đến chỗ bác sĩ, bị yêu cầu cởi áo, lên giường, xuống giường. Nhiều bệnh
nhân cao tuổi nghe những lời nói như vậy cứ có cảm tưởng rằng mình là một
đứa bé nghịch ngợm. Những cảm nhận khó chịu nhữ vậy càng tăng lên khi họ
lại phải nghe ngôn ngữ bất cẩn của các y tá, điều dưỡng viên.
2.2.2.2. Các dạng phản ứng tâm lý của người bệnh:
Khi bị bệnh, đặc biệt là khi phải vào điều trị nội trú, cá nhân đều có các
phản ứng đối với bệnh cũng như đối với quá trình điều trị. Có thể phân chia ra
4 dạng phản ứng chính.
+ Trầm cảm - lo âu: có rất nhiều yếu tố trong bệnh viện có thể gây stress
hoặc lo âu cho bệnh nhân. Các cứ liệu cho thấy những biểu hiện lo âu là khá
phổ biến.
Kết quả những phỏng vấn của Wilson và Barnet (1987) cho thấy sự cách
li gia đình, bạn bè, công việc là nguyên nhân chủ yếu gây lo âu cho người bệnh.
Theo kết quả nghiên cứu của Johnston (1982), nhân viên điều dưỡng đánh giá
quá cao sự chăm sóc y tế còn bệnh nhân lại lo đến cuộc sống của họ sau khi ra
viện. Trong nghiên cứu sau (johnston, 1987) bà lại thông váo rằng lo lắng đến
phẫu thuật là quan tâm số 1 của bệnh nhân.
27