Page 127 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 127
8.9.3. Thực hành:
- Thực hành các biện pháp vệ sinh, các thói quen lành mạnh cho sức khỏe
ở trường học, ở nhà cũng như ở cộng đồng.
- Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, phòng chống các loại bệnh tật
- Sử dụng các dịch vụ y tế cần thiết để bảo vệ và tăng cường sức khỏe…
* Một số lưu ý khigiáo dục sức khỏe trường học:
- Đưa chương trình GDSK vào chương trình chính khoá của các cấp học.
Biên soạn chương trình giáo dục sức khỏe phù hợp với các đối tượng học sinh.
- Các giáo viên cần được tập huấn các kiến thức và kỹ năng GDSK.
- Tạo môi trường sống lành mạnh ở trường học vì chính môi trường ở trường
học hàng ngày tác động đến học sinh ví dụ như ở các trường học phải có đầy
đủ bàn, ghế kích thước phù hợp với học sinh, lớp học đủ ánh sáng, thông thoáng.
Khu vực khuôn viên của trường sạch đẹp. Trường có đủ các công trình vệ sinh
và hợp vệ sinh. Thầy, cô giáo có vai trò rất quan trọng trong giáo dục sức khỏe,
họ phải là những tấm gương mẫu mực về thực hiện vệ sinh, bảo vệ sức khỏe để
cho học sinh noi theo…
- Có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan y tế và nhà trường để thực hiện tốt
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho học sinh.
- Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, các tổ chức xã hội và ban
ngành có liên quan trong công tác giáo dục sức khỏe cho học sinh.
8.10. Vệ sinh và bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường sống là một vấn đề lớn có tính toàn cầu chứ không chỉ
ở mức quốc gia. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của Nhà nước, của Chính
phủ, của mọi thành viên trong cộng đồng. Ở nước ta hiện nay những vấn đề hết
sức cơ bản liên quan đến vệ sinh và bảo vệ môi trường là:
- Giải quyết các chất thải bỏ của người và súc vật
- Giải quyết các chất thải bỏ trong sản xuất công nghiệp và nông nghiệp
- Cung cấp nước sạch cho nhân dân
- Khống chế và tiêu diệt các vật trung gian truyền bệnh
- Vệ sinh thực phẩm
- Vệ sinh nhà ở
120