Page 128 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 128
Nếu chúng ta giải quyết được những vấn đề vệ sinh cơ bản trên thì sẽ giảm
các bệnh tật phát sinh từ môi trường, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm dẫn đến
thay đổi mô hình bệnh tật ở nước ta và giảm được tỷ lệ mắc bệnh cũng như tử
vong.
GDSK về môi trường được coi như một trong những hoạt động can thiệp
quan trọng trong chương trình bảo vệ môi trường đã được quan tâm nhiều trong
những năm qua. Một số thực hành vệ sinh hiện nay của nhân dân ta có nguồn
gốc từ xa xưa theo các phong tục tập quán và thói quen cũ. Các thực hành cũng
rất khác nhau giữa các vùng và các cộng đồng. Các thực hành đó thường khó
thay đổi nếu có không có những giải pháp thích hợp và sự nỗ lực của nhiều cơ
quan, tổ chức và sự tham gia của cộng đồng.
Lựa chọn các phương pháp GDSK cũng sẽ rất khác nhau giữa các địa
phương. Đi đôi với GDSK cần phải tạo những điều kiện thuận lợi để mọi người
có thể thay đổi cách thực hành giữ gìn và bảo vệ môi trường phù hợp với phong
tục tập quán, văn hoá và điều kiện của địa phương.
8.11. Vệ sinh lao động, phòng chống tại nạn và bệnh nghề nghiệp.
Giáo dục sử dụng đúng các loại thuốc phòng bệnh và điều trị bệnh, tránh
lạm dụng thuốc. Đảm bảo môi trường lao động tốt, không ảnh hưởng đến sức
khỏe của người lao động là một trong những nội dung quan trọng của bảo vệ
môi trường nói chung.
Ngày nay do sự phát triển của sản xuất dẫn đến một số vấn đề mới nẩy
sinh như ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, các tai nạn
lao động, các bệnh nghề nghiệp… mà chúng ta cần giải quyết. Để phòng chống
tai nạn lao động, tác hại của điều kiện lao động xấu tới sức khỏe người công
nhân vấn đề cơ bản là phải áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật hiện đại.
Tuy nhiên, giáo dục các kiến thức vệ sinh lao động, phòng bệnh nghề
nghiệp cho người lao động cụ thể là:
- Giáo dục công nhân ý thức bảo vệ môi trường lao động
- Giáo dục công nhân ý thức sử dụng các phương tiện phòng hộ lao động
- Giáo dục ý thức phòng chống các bệnh nghề nghiệp
121