Page 122 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 122

8.3.  Bù nước bằng đường uống cho trẻ khi bị tiêu chảy.

                           Tiêu chảy là bệnh phổ biến ở trẻ em, và thường có tỷ lệ tử vong cao. Nhờ

                     có biện pháp dùng Oresol và nước cháo, muối đường… tỷ lệ tử vong do tiêu

                     chảy đã giảm rõ rệt. Chúng ta cần hướng dẫn các bà mẹ cách pha, sử dụng
                     Oresol và các dung dịch thay thế khi trẻ bị tiêu chảy.

                           Đây là một nội dung GDSK rất quan trọng. Đồng thời cần giáo dục cho

                     các bà mẹ biết cách phát hiện và xử trí đúng khi trẻ bị tiêu chảy, chống lạm

                     dụng thuốc khi trẻ bị tiêu chảy.

                     8.4.  Nuôi con bằng sữa mẹ.
                           Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ em, sữa mẹ bảo đảm sự phát triển bình

                     thường cho trẻ. Cần giáo dục cho các bà mẹ bảo vệ nguồn sữa mẹ, cách nuôi

                     trẻ bằng sữa mẹ, cụ thể là:

                     -     Cho trẻ bú ngay sau khi đẻ, càng sớm càng tốt.

                     -     Không nhất thiết phải cho trẻ bú theo giờ mà cho trẻ bú theo nhu cầu.
                     -     Trong 4 tháng đầu chỉ cần cho trẻ bú sữa mẹ là đủ.

                     -     Từ tháng thứ năm trở đi phải cho trẻ ăn sâm đúng.

                     -     Trẻ ốm vẫn phải tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ (ví dụ khi trẻ bị tiêu chảy).

                     -     Không nên cho trẻ bú chai, nếu vì lý do gì trẻ không bú được thì vắt sữa

                     ra chén rồi cho trẻ ăn bằng thìa.

                     -     Nên cai sữa muộn, khi trẻ được 18 tháng trở đi.

                     -     Chế độ ăn của mẹ trong thời gian trẻ bú phải đủ chất, cân đối, không nên
                     kiêng khem, cần đảm bảo ăn uống an toàn, hợp vệ sinh.

                     -     Ngoài việc giáo dục các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, cán bộ y tế cần

                     hướng dẫn các bà mẹ cho trẻ ăn sâm đúng, biết cách chế biến và cho ăn các

                     thức ăn bổ sung, thực hiện “Tô màu bát bột”. Tránh tình trạng kiêng khem

                     không cần thiết. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, phòng chống tiêu chảy và suy
                     dinh dưỡng trẻ em tại cộng đồng.

                     8.5.   Tiêm chủng mở rộng.

                           Tiêm chủng phòng 6 bệnh  lây truyền nguy hiểm ở trẻ em là một nội dung

                     dự phòng tích cực, quan trọng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. Chương trình

                     tiêm chủng mở rộng đã đạt được những thành tích đáng kể, phần lớn nhân dân
                     đã nhận thức được vai trò quan trọng của tiêm chủng mở rộng.

                                                                                                         115
   117   118   119   120   121   122   123   124   125   126   127