Page 131 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 131
Tình huống 2:
Theo chương trình đào tạo của trường, tháng 3/2020, nhóm sinh viên (SV)
CĐ12 trường Cao đẳng Y tế Hà Nội về thực tập cộng đồng tại trạm y tế (TYT)
xã X, Đông Anh, Hà Nội. Sau khi thu thập được đầy đủ thông tin, nhóm SV đã
xác định được vấn đề sức khỏe đang tồn tại ở địa phương là ô nhiễm môi trường
do thói quen xả thải bừa của người dân khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Nhóm SV muốn tổ chức truyền thông – giáo dục sức khỏe (TT-GDSK) cho
người dân để thauy đổi thói quen đó giúp cải thiện thực trạng ô nhiễm môi
trường đó của địa phương. Được sự ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi của lãnh
đạo địa phương và cán bộ TYT xã X. Nhóm SV quyết định tổ chức buổi nói
chuyện GDSK cho người dân với thành phần tham gia là đại diện của mỗi hộ
gia đình đang sinh sống tại địa phương. Buổi nói chuyện diễn ra như sau:
SV An - nhóm trưởng - đại diện nhóm SV nói: “Xin chào tất cả mọi người,
chúng ta bắt đầu nhé. Hôm nay tôi sẽ nói với mọi người về một vấn đề vệ sinh
môi trường rất bức xúc ở xã ta, đó là việc ô nhiễm môi trường do việc xả thải
bừa bãi bao bì thuốc bảo vệ thực vật ra môi trường sau khi sử dụng. Vì thời
gian hạn chế nên xin mọi người thật chú ý, nghiêm túc, tôi sẽ nói trong 20 phút.
Thật không ngờ môi trường và ý thức người dân xã ta lại kém như vậy. Vỏ
thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ vứt khắp nơi làm ngấm vào đất, vào nước gây ô
nhiễm nên trẻ con trong xã mới hay bị ốm, bị tiêu chảy. Mọi người tự hại nhau
tự hại con cháu mình ở đấy chứ đâu.”
Sau đó An say sưa nói tiếp về tác hại đến môi trường, đến sức khỏe người
dân do việc thuốc trừ sâu gây nên trong 30’. Người dân ngồi nghe dần thiếu tập
trung và tỏ vẻ mệt mỏi, chán nản. Họ bỏ về dần trước khi buổi nói chuyện kết
thúc. Thấy vậy, An liên tục quay ra nhìn nhóm bạn, nhóm SV cũng liên tục
dùng hành động nhắc An kết thúc buổi GDSK. Khi hiểu ra, An vội vàng dừng
lại và thông báo kết thúc buổi nói chuyện.
124