Page 32 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 32

2.2.2.2. Ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải:

                        Hoạt động giao thông vận tải không những sản sinh ra các chất độc hại do

                  đốt cháy nhiên liệu không hoàn toàn mà còn làm khuyếch tán bụi và các chất ô

                  nhiễm từ môi trường đất sang môi trường không khí.

                        Chất ô nhiễm chủ yếu là carbon dioxyd (CO 2) và carbon monoxyd (CO) là

                  sản phẩm của quá trình đốt cháy hoàn toàn và không hoàn toàn của xăng, dầu.

                  Nitơ oxyd (NxOy) và hydrocarbon (CxHy) là những sản phẩm phụ khác của quá

                  trình đốt cháy các sản phẩm xăng, dầu. Những sản phẩm này thực hiện các phản

                  ứng quang hoá để tạo ra khói quang hoá, đây là một vấn đề nghiêm trọng ở các

                  thành phố lớn.

                  2.2.2.3. Ô nhiễm không khí do hoạt động nông nghiệp:

                        Ô nhiễm không khí cũng được tạo ra do các hoạt động sản xuất trong nông

                  nghiệp như làm tăng hơi thuốc trừ sâu,  hoá chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu,

                  thuốc diệt cỏ vào môi trường không khí gây ra ô nhiễm không khí. Ngoài ra, việc

                  phân huỷ chất thải nông nghiệp trong đồng ruộng, ao hồ cũng tạo ra các chất ô

                  nhiễm nhưmêtan (CH 4), hydro sulfua (H 2S).

                  2.2.2.4. Ô nhiễm không khí do hoạt động sinh hoạt của con người:

                        Con người sử dụng các phương tiện đun nấu ngay trong nhà ở (Bếp lò, lò

                  sưởi, bếp than bếp củi, bếp ga, bếp dầu…) làm sản sinh ra các chất độc hại như

                  CO, CO 2, SO 2, cacbuahyđro, bụi gây ô nhiễm không khí nội thất.

                        Các đồ dùng trong gia đình (tủ lạnh, máy điều hoà…) trong khi hoạt động

                  cũng sản sinh ra một lượng clorofluoro cácbon (CFC) gây lỗ thủng tầng ozon.

                        Dân số tăng làm tăng lượng chất thải sinh hoạt (rác thải, thức ăn thừa, chất

                  thải bỏ của người…) việc quản lý và xử lý không tốt sẽ là nguồn gây ô nhiễm

                  không khí một cách đáng kể.

                  2.3.  Tác nhân gây ô nhiễm không khí.

                  2.3.1. Ô nhiễm không khí do tác nhân lí học:

                        Ô nhiễm không khí do bụi: Bụi là những hạt nhỏ bé nó được phân tán trong

                  không khí, bụi trong không khí có nguồn gốc là hoạt động công nghiệp như bụi

                  than, bụi các loại quặng kim loại, bụi do giao thông.




                                                                                                          28
   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37