Page 31 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 31

2.2.  Các nguồn gây ô nhiễm không khí.

                  2.2.1. Nguồn ô nhiễm do thiên nhiên:

                        Nguồn ô nhiễm do thiên nhiên là do các hiện tượng trong thiên nhiên gây

                  ra như đất, cát, sa mạc, đất trồng bị mưa gió bào mòn thổi tung thành bụi, các

                  núi lửa phun ra bụi nham thạch cùng với nhiều hơi khí từ lòng đất thoát ra. Các

                  quá trình thối rữa của xác động vật và thực vật chết ở tự nhiên cũng thải ra các

                  chất khí gây ô nhiễm không khí.

                  2.2.2. Nguồn ô nhiễm do nhân tạo:

                        Nguồn ô nhiễm do nhân tạo rất đa dạng, chủ yếu do hoạt động công nghiệp,

                  quá trình đốt cháy các nhiên liệu hoá thạch, hoạt động của các phương tiện giao

                  thông  vận  tải,  do  hoạt  động  sinh  hoạt  của  con  người  gây  nên.  Bao  gồm  các

                  nguồn sau:

                  2.2.2.1. Ô nhiễm không khí do hoạt động công nghiệp:

                        Sản  xuất  công  nghiệp  bao  gồm  các  sở  công  nghiệp  cũ  và  các  sở  công

                  nghiệp mới, gây ô nhiễm không khí.

                        Ô nhiễm không khí do các hoạt động sản xuất công nghiệp được tạo ra khi

                  ngành công nghiệp thải các loại khí, các dạng hơi, khói mù… vào khí quyển và

                  xảy ra ở những nhà máy công nghiệp như nhà máy sản xuất ô tô, quần áo, bột

                  giặt, thuốc tẩy, sản xuất đồ tiêu dùng…; kỹ thuật còn hạn chế, trình độ sản xuất

                  lạc hậu cũng làm cho các loại chất gây ô nhiễm không khí sản sinh ra nhiều hơn.

                        Các ngành công nghiệp khác nhau sản sinh ra các loại chất ô nhiễm không

                  khí khác nhau: luyện kim sản sinh ra SO 2, CO, HCN, phenol, NH 3…; sản xuất

                  vật liệu xây dựng (xi măng, gạch, ngói, vôi, bê tông…) sản sinh ra bụi, khí SO 2,

                  CO, Nox; nhiệt điện, các loại nhiên liệu hoá thạch (than, dầu, diezel được đốt để
                  tạo ra điện) sản sinh ra bụi than, khí SO 2, CO, CO 2, Nox; hóa chất và luyện kim

                  màu sản sinh ra hơi acid, các hợp chất hữu cơ bay hơi VOCs, florua, xyanua…;

                  quá trình xử lý chất thải đô thị và chất thải y tế bằng phương pháp  đốt làm sản

                  sinh ra tro, bụi, các chất khí như SO 2, NO 2, CO, HCl, HF. Ngoài ra, các kim loại

                  nặng ( Cu, Zn, Cr, As, Cd, Hg, Pb) và các chất độc (dioxin, furan…) cũng gây ô

                  nhiễm đáng kể về mùi.





                                                                                                          27
   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36