Page 36 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 36
2.4.4. Ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hoá:
Nhiều chất độc có trong môi trường không khí bị ô nhiễm có khả năng gây
độc trên hệ thống tiêu hoá (Nitrit, kim loại nặng…).
Ví dụ: Các bụi chì, thuốc trừ sâu, người và động vật ăn phải có thể gây rối loạn
tiêu hoá trầm trọng, tác động xấu, tác độc trực tiếp trên gan, tuỵ, lách và cơ trơn.
2.4.5. Ảnh hưởng đến cơ quan tiết niệu:
Cơ quan tiết niệu là nơi đào thải các chất độc. Những người hít phải các
chất độc môi trường không khí bị ô nhiễm: benzen, asen, chì… sẽ được chuyển
hoá để đào thải qua thận. Nếu hàm lượng các chất độc có trong môi trường
không khí cao hơn ngưỡng cho phép thì sẽ gây viêm ống thận cấp.
2.5. Biện pháp phòng chống ô nhiễm không khí.
2.5.1. Quản lí và kiểm soát môi trường:
Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường
Có những biện pháp hành chính để ngăn cấm, xử lí nghiêm khắc những
người, đơn vị, nhà máy cố tình gây ô nhiễm môi trường.
Biện pháp kinh tế, đòn bẩy quyền lợi trong phòng chống ô nhiễm môi
trường: Đánh thuế cao đối với những hoạt động gây tăng chất thải độc hại, giảm
thuế cho các cơ sở có kế hoạch tốt trong xử lí chất thải bỏ.
Qui định nồng độ giới hạn cho phép của các chất gây ô nhiễm môi trường
để kiểm soát chúng.
Cần tổ chức hệ thống kiểm tra tự động về nồng độ các chất gây ô nhiễm môi
trường không khí trong phạm vi đô thị hay một khu công nghiệp, nhà máy.
2.5.2. Quản lý và kiểm soát các loại xe cộ:
Để giảm bớt độ nhiễm bẩn bầu khí quyển bởi các khí xả của xe ô tô, cần sử
dụng rộng rãi điện năng trong giao thông vận tải, cung cấp cho xe chạy trong
thành phố loại xăng cao cấp hay sử dụng rộng rãi khí ép làm chất đốt.
Để giảm bớt chất độc thải qua khí xả, cần thực hiện luật an toàn giao thông
như tốc độ vận động liên tục, không dừng xe lâu ở các ngã ba, ngã tư. Do vậy
nên xây dựng đường ngầm dành riêng cho khách đi bộ khi qua lại ở các ngã ba,
ngã tư.
Chuyển các xưởng sửa chữa phương tiện giao thông cơ giới ra khỏi thành phố.
32