Page 27 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 27
Một khi nguồn ô nhiễm chỉ hạn chế mức độ gây hại cần áp dụng các biện
pháp thông thoáng gió hoặc đưa gió vào làm thoáng bớt nồng độ chất ô nhiễm
trước khi bị thải vào môi trường trong cơ sở sản xuất: mở thêm cửa thông
thoáng, sử dụng quạt thổi, quạt hút. Khác với việc thay thế chất độc, ở đây nhờ
cấp một lượng khí lớn làm cho nồng độ chất độc hoặc bụi trong không khí bị
loãng ra để đạt được dưới mức cho phép. Việc khống chế chất độc tại nguồn
được thực hiện qua các tiêu chuẩn sản phẩm và các tiêu chuẩn về quy trình hoặc
tiêu chuẩn chất thải.
1.3.2. Các tiêu chuẩn về chất thải:
Các chất thải công nghiệp vào môi trường đất, nước, không khí đã được
ban hành hàng chục năm nay. Những tiêu chuẩn này có thể thể hiện qua việc
quy định các nồng độ tối đa cho phép về hàm lượng chất ô nhiễm trong khí xả,
nước thải. Cũng có các mức quy định chất thải theo đơn vị thời gian hoặc theo
đơn vị sản phẩm hoặc đơn vị nhiên liệu, nguyên vật liệu tiêu thụ.
Các tiêu chuẩn được đặt ra cần phải cân nhắc tới thực tế sản xuất, thực tế
thị trường. Các tiêu chuẩn quy định cho đào tạo công nhân, tiêu chuẩn đóng gói
và dán nhãn hàng hóa, tiêu chuẩn cất giữ sử dụng và vận chuyển cũng như huỷ
bỏ, xử lý các chất độc.
1.3.3. Khống chế sự phát tán yếu tố độc hại vào môi trường:
Đây là giải pháp tiếp theo giải pháp khống chế ô nhiễm tại nguồn khi giải
pháp đó chưa đạt yêu cầu.
Đối với chất độc, biện pháp hút cục bộ nhằm hạn chế sự phát tán chất độc
vào môi trường không khí. Hút cục bộ sẽ rất hữu hiệu nếu kết hợp với các biện
pháp che chắn, làm kín nguồn phát sinh. Các chất độc, kể cả bụi sau khi được
hút sẽ được xử lý, làm sạch trước khi thải vào môi trường.
Đối với các yếu tố ô nhiễm là tiếng ồn hoặc bức xạ cần có các bộ phận bao
bọc, các tấm hút âm, chắn bức xạ. Kết cấu tường và trần nhà phù hợp có thể làm
giảm mức ồn. Tận dụng quy luật giảm cường độ theo khoảng cách, có thể tạo
khoảng cách cách ly xa nguồn phát sinh.
23