Page 34 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 34
2.3.2.3. Ô nhiễm không khí do hợp chất có chứa Nitơ (N):
Nguồn phát sinh chủ yếu do phát triển công nghiệp chế biến và sản xuất
phân đạm, quá trình sản xuất dầu khí, hoặc trong cơn mưa có sét NO 2 sẽ được
giải phóng ra.
Bao gồm các ôxit nitơ như: NO, N 2O 5, NO 2, các hợp chất có chứa Nitơ
thường không bền vững, riêng NO 2 có mùi hắc đặc biệt, màu vàng nâu.
Khi hít thở không khí có chứa NO 2 ở nồng độ cao gây phù phổi cấp, ở nồng
độ thấp gây Met Hb ngăn cản quá trình vận chuyển O 2 của Hemoglobin dẫn tới
thiếu O 2 ở các tổ chức.
2.3.2.4. Ô nhiễm không khí do các hợp chất trừ sâu:
Nguồn gốc: Các nhà máy sản xuất các loại hoá chất trừ sâu nhóm Clo và
các loại thuốc trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp và trong y tế để phòng chống
các bệnh do côn trùng.
Ngoài ra còn thấy nhóm Photpho hữu cơ như DDVP, Parathion, TEDD,
Malathion chúng từ không khí qua da, niêm mạc vào cơ thể và gây độc cho cơ
thể, chúng được tích luỹ trong các mô mỡ, tuỷ xương, gan.
2.3.3. Ô nhiễm không khí do tác nhân sinh học.
Trong không khí vi sinh vật gây bệnh liên tục chịu tác động huỷ diệt của
nhiều yếu tố môi trường gồm các yếu tố khí tượng, sự luân chuyển không khí
làm giảm nồng độ vi sinh vật và làm sạch không khí nhanh chóng:
- Nha bào trực khuẩn than 10 năm trở lên.
- Trực khuẩn bạch hầu 30 ngày.
- Trực khuẩn lao sống được 70 ngày trong không khí và 10 tháng trong
những giọt nước bọt đã khô.
- Liên cầu khuẩn tan máu cộng với bụi tồn tại 10 tuần trong không khí.
- Trực khuẩn dịch hạch sống trong môi trường không khí khô hanh được 5 ngày.
Vi khuẩn có nhiều nhất trong không khí vào mùa hè và mùa thu, vào tháng
8 thì lượng vi khuẩn cao gấp 10 lần so với tháng mùa đông, ngày trời quang có
số lượng vi khuẩn nhiều hơn ngày mưa.
30