Page 29 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 29

Trong khi mức độ tiếp cận với các nguồn nước sạch còn hạn chế, tình trạng

                  thiếu công trình vệ sinh cơ bản như hố xí, nhà tắm, nhà ở hợp vệ sinh, hệ thống

                  xử lý rác thải, phân gia súc… thì nhiệm vụ của các nhà vệ sinh môi trường vẫn

                  cần chú trọng rất nhiều tới các hoạt động giáo dục sức khoẻ môi trường với đặc

                  trưng nông thôn. Việc giáo dục môi trường có thể thực hiện qua các chương

                  trình giáo dục sức khoẻ ở nông thôn.

                        Một trong những điểm lưu ý của truyền thông giáo dục sức khoẻ là tránh

                  lặp đi lặp lại quá nhiều những kiến thức rất phổ thông như: cần ăn chín uống

                  sôi… vì những điều này đến nay đã quá thông thường. Dân trí phát triển, người

                  dân cần biết nhiều hơn về các bệnh tật gây ra do môi trường để từ đó có thái độ

                  ứng xử phù hợp. Một nghiên cứu của trường Đại học Y Hà Nội tại Hà Nam cho

                  thấy rằng kiến thức về các yếu tố ô nhiễm môi trường của người dân không kém,

                  nhưng hiểu biết của họ về các bệnh do môi trường gây ra còn quá ít. Do chưa

                  hiểu biết đầy đủ về các bệnh do môi trường, người dân chưa có các cách ứng xử

                  phù hợp trong việc cải tạo các công trình vệ sinh và bảo vệ nguồn nước.

                        Việc giáo dục vệ sinh cho các công nhân trong nhà máy dễ dàng hơn do ở

                  đây có các chương trình đào tạo về vệ sinh an toàn lao động một cách định kỳ,

                  bắt buộc. Đối với một số công nhân cũng như chủ sản xuất của các cơ sở sản

                  xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, phát sinh nhiều độc hại, hệ thống phòng hộ lao

                  động sơ sài, công nhân thường là tạm tuyển, tay nghề thấp và gần như rất ít tiếp

                  cận với các chương trình truyền thông giáo dục sức khoẻ. Họ là các đối tượng

                  rất dễ bị tổn thương và phải là đối tượng trọng tâm của các chương trình giáo

                  dục sức khoẻ môi trường, nhất là trong điều kiện các xí nghiệp nhỏ ngày càng

                  phát triển nhưhiện nay ở các đô thị cũng nhưtại các làng nghề ở nông thôn.

                        Nếu các giải pháp trên không áp dụng được hoặc có nhiều hạn chế, không

                  đảm bảo bảo vệ để không gây tác hại trên sức khoẻ, lúc đó mới áp dụng các giải

                  pháp dự phòng cấp 2.












                                                                                                          25
   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34