Page 28 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 28
1.3.4. Bảo vệ người tiếp xúc:
Bảo vệ người tiếp xúc rất thường áp dụng trong môi trường lao động qua
việc sử dụng các trang thiết bị phòng hộ cá nhân: quần áo bảo hộ, găng tay, ủng,
kính, nút tai, mặt nạ, khẩu trang. Bảo vệ người tiếp xúc cũng được thực hiện qua
giảm thời gian tiếp xúc, giảm số người phải tiếp xúc.
Các biện pháp phòng hộ cá nhân chỉ được coi là giải pháp bổ trợ khi hai
giải pháp trên bị hạn chế. Các biện pháp phòng hộ cá nhân rất khó áp dụng cho
các loại ô nhiễm môi trường xung quanh. Việc đeo khẩu trang trong 8 giờ lao
động đã khó khăn thì việc sử dụng trong môi trường sinh hoạt cũng còn hạn chế
hơn rất nhiều. Việc sử dụng các túi thở khi môi trường ô nhiễm quá nặng chỉ có
thể thực hiện ở các nước giàu một cách hạn chế.
Bảo vệ người tiếp xúc khỏi các nguy cơ từ môi trường, ngoài nhà máy,
ngoài khu đô thị phải được thực hiện bằng các luật lệ và bằng các chiến lược
tổng thể, không phải bằng các phương tiện phòng hộ cá nhân.
1.3.5. Giáo dục sức khoẻ môi trường:
Giáo dục sức khoẻ môi trường giúp người dân phải nhận thức được các vấn
đề trong môi trường mà họ đang sống, qua đó thiết lập các biện pháp bảo vệ bản
thân và bảo vệ môi trường.
Giáo dục sức khoẻ môi trường bao gồm:
- Các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về các
yếu tố ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng của các yếu tố đó lên sức khoẻ.
- Hướng dẫn cộng đồng cách tạo ra môi trường sạch hơn, an toàn hơn.
- Thay đổi cách ứng xử của cộng đồng với ô nhiễm môi trường do sinh hoạt,
do lao động sản xuất và môi trường thực phẩm không an toàn.
Gánh nặng môi trường của nước ta vừa mang đặc trưng của một nước đang
phát triển với ô nhiễm các nguồn chất thải sinh hoạt, các mầm bệnh nhiễm trùng
và ký sinh trùng; vừa chịu ảnh hưởng của ô nhiễm công nghiệp do công nghiệp
hóa và ô nhiễm đô thị do đô thị hóa.
24