Page 23 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 23
Những biểu hiện của khủng hoảng môi trường: ô nhiễm không khí (bụi,
SO 2, CO 2…) vượt tiêu chuẩn cho phép tại các đô thị, khu công nghiệp; hiệu ứng
nhà kính đang gia tăng làm biến đổi khí hậu toàn cầu; tầng ozon bị phá huỷ; sa
mạc hoá đất đai do nhiều nguyên nhân như bạc màu, mặn hoá, phèn hoá, khô
hạn; nguồn nước bị ô nhiễm; ô nhiễm biển xảy ra với mức độ ngày càng tăng;
rừng đang suy giảm về số lượng và suy thoái về chất lượng; số chủng loài động
thực vật bị tiêu diệt đang gia tăng; rác thải, chất thải đang gia tăng về số lượng
và mức độ độc hại.
1.1.4. Ô nhiễm môi trường:
Theo Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2014 (khoản 8 Điều 3): "Ô
nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu
chuẩn môi trường".
Là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy
chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con
người và sinh vật.
Hay nói cách khác, ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất lý học,
hoá học, sinh vật học của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường đến mức
có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm
suy giảm chất lượng môi trường.
Ô nhiễm môi trường cũng được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng
lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người,
đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường.
Sự biến đổi các thành phần môi trường chủ yếu là do các chất gây ô nhiễm.
Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lí khi xuất hiện trong môi. Thông
thường, chất gây ô nhiễm là các chất thải. Tuy nhiên, chúng còn có thể xuất hiện
dưới dạng nguyên liệu, thành phẩm, phế liệu, phế phẩm… và được phân thành
các loại thành các nhóm như sau: Chất gây ô nhiễm tích luỹ (chất dẻo, chất thải
phóng xạ) và chất ô nhiễm không tích luỹ (tiếng ồn); chất gây ô nhiễm trong
phạm vi địa phương (tiếng ồn), trong phạm vi vùng (mưa axít) và trên phạm vi
19