Page 25 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 25
Ngoài ra, khí NO sinh ra từ các máy bay độ cao lớn, khí N 2O cũng góp
phần phá hủy tầng ozon, nhưng với một tỷ lệ rất nhỏ so với CFCs vì một phân tử
NO chỉ có khả năng phá hủy một phân tử O 3.
NO + O 3 → NO 2 + O 2
Năm 1980, các nhà khoa học đã phát hiện sự suy giảm đáng kể lượng ozon
trong bầu khí quyển ở châu Nam Cực vào khoảng đầu xuân bán cầu nam (tháng
10). Nguyên nhân có thể là do về mùa đông, luôn tồn tại một dòng khí xoáy
ngược ngăn cản mọi trao đổi không khí tại đây với phần còn lại trên cả hành
0
tinh. Mặt khác, nhiệt độ rất thấp (-80 C) đã tạo ra những tinh thể đá bé nhỏ từ
hơi nước.
Trên bề mặt của những tinh thể đá này đã xảy ra những phản ứng sau:
ClONO 2 + (H 2O)s → ClOH + (HNO 3)s
ClONO 2 + HCl → Cl 2 + (HNO 3)s
Các thành phần clo ở dạng khí phát sinh giữ ổn định trong suốt mùa đông,
nhưng khi mùa xuân về, dưới tác dụng của các tia nắng mặt trời, các thành phần
clo này bị quang phân và giải phóng nguyên tử clo, dẫn đến sự suy giảm đáng kể
ozon, gọi là hiện tượng “lỗ thủng tầng ozon”.
ClOH + H → Cl + OH
+
-
-
Cl 2 + H → 2Cl
-
-
1.2.3. Mưa acid:
Mưa acid chủ yếu tạo ra do khí lưu huỳnh oxyd (khoảng 2/3) và khí nitơ
oxyd (khoảng 1/3). Những khí này dễ dàng hòa tan vào nước, tạo thành acid
sunfuric và acid nitric. Các giọt acid nhỏ bé được gió mang đi và theo mưa rơi
xuống bề mặt trái đất.
Nước mưa ở môi trường hoàn toàn không ô nhiễm có độ pH ≈ 5 hoặc 6.
Nước mưa có độ pH < 5 hoặc 6 đã được coi là mưa acid, nhưng tác hại của nó
đối với động, thực vật chỉ xuất hiện khi độ pH ≤ 4 hoặc 5. Ở các mức độ khác
nhau, mưa acid làm huỷ diệt rừng và mùa màng, gây ảnh hưởng xấu đối với con
người và động vật, với các sinh vật sống dưới nước; ảnh hưởng đến các công
trình xây dựng, gây han gỉ cầu cống, nhà cửa, tượng đài…
21