Page 22 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 22
1.1.2. Suy thoái môi trường:
Là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây
ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật (khoản 9 Điều 3 Luật Bảo vệ môi
trường năm 2014).
"Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành
phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên".
Một thành phần môi trường bị coi là suy thoái khi có đầy đủ hai dấu hiệu:
suy giảm đồng thời cả về số lượng và chất lượng thành phần môi trường và ảnh
hưởng xấu, lâu dài đến đời sống của con người và sinh vật. Sự thay đổi về số
lượng sẽ kéo theo sự thay đổi về chất lượng các thành phần môi trường và
ngược lại. Sự thay đổi này gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, đến hoạt động sản
xuất, kinh doanh của con người hoặc gây nên những hiện tượng hạn hán, lũ lụt,
xói mòn đất, sạt lở đất…
Các cấp độ của suy thoái môi trường cũng được chia thành: suy thoái môi
trường, suy thoái môi trường nghiêm trọng, suy thoái môi trường đặc biệt
nghiêm trọng. Cấp độ suy thoái môi trường đối với một thành phần môi trường
cụ thể thường được xác định dựa vào mức độ khan hiếm của thành phần môi
trường đó, cũng như dựa vào số lượng các thành phần môi trường bị khai thác,
bị tiêu hủy so với trữ lượng của nó.
1.1.3. Khủng hoảng môi trường:
Là các suy thoái về chất lượng môi trường sống trên quy mô toàn cầu, đe
doạ cuộc sống của loại người trên trái đất.
Hiện nay, thế giới đang đứng trước 5 cuộc khủng hoảng lớn là: dân số,
lương thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái. Năm cuộc khủng hoảng này đều
liên quan chặt chẽ với môi trường và làm cho chất lượng cuộc sống của con
người có nguy cơ suy giảm. Nguyên nhân gây nên các cuộc khủng hoảng là do
sự bùng nổ dân số và các yếu tố phát sinh từ sự gia tăng dân số. Do đó, xuất hiện
một khái niệm mới là khủng hoảng môi trường.
"Khủng hoảng môi trường là các suy thoái về chất lượng môi trường sống
trên quy mô toàn cầu, đe doạ cuộc sống của loài người trên trái đất".
18