Page 24 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 24
toàn cầu (chất CFC); chất gây ô nhiễm từ nguồn có thể xác định (chất thải từ các
cơ sở sản xuất kinh doanh) và chất gây ô nhiễm không xác định được nguồn
(hoá chất dùng cho nông nghiệp); chất gây ô nhiễm do phát thải liên tục (chất
thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh) và chất gây ô nhiễm do phát thải không
liên tục (dầu tràn do sự cố tràn dầu).
1.2. Một số biến đổi về môi trường sống hiện nay trên thế giới.
1.2.1. Hiệu ứng nhà kính:
Là kết quả của quá trình trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái
đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái
đất. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như trong nhà kính và được gọi
là hiệu ứng nhà kính. Hiệu ứng nhà kính sẽ mang lại những thay đổi quan trọng
cho khí hậu của trái đất. Những cư dân trên hành tinh sẽ phải quen sống trong
một thế giới nóng hơn.
Những chất gây hiệu ứng nhà kính: CO 2, CH 4 là những chất dễ gây hiện
tượng hiệu ứng nhà kính.
1.2.2. Sự phá hủy tầng Ozon:
Ozon ở tầng bình giúp hấp thụ một cách đáng kể bức xạ có bước sóng
ngắn. Nếu các bức xạ này xâm nhập vào trái đất sẽ gây ra những phản ứng hóa
học với các bề mặt tiếp xúc, gây độc hại đối với con người, động vật và cây cối.
Ozon chính là một tấm chắn hữu hiệu giúp trái đất tránh được các tia cực tím từ
mặt trới chiếu đến. Tuy nhiên, tằng Ozon đang dần dần bị phá hủy.
Sự phá hủy tầng ozon chủ yếu gây ra do các nguyên tử clo. Việc sản xuất
CFCs (các hợp chất có chứa clo, flo và carbon, thường gọi là freon) dùng cho
các tủ lạnh và các máy điều hòa không khí, đặc biệt máy điều hòa cho ô tô, là
nguyên nhân chính gây ra sự phá hủy tầng ozon.
-
Cl + O 3 → ClO + O 2
-
ClO + O 3 → Cl + 2O 2
20