Page 112 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 112
2. Đặc điểm dịch tễ học của một số bệnh không lây nhiễm thường gặp và biện
pháp phòng chống.
2.1. Bệnh ung thư.
2.1.1. Tình hình ung thư trên thế giới:
Tổ chức Y tế Thế giới đã dự báo về mô hình bệnh tật trong thế kỳ tới, các
bệnh không nhiễm trung trong đó có ung thư sẽ trở thành nhóm bệnh chủ yếu đe
dọa đến sức khỏe con người, chiếm 54% nguyên nhân gây tử vọng và nhóm
bệnh nhiễm trung sẽ bị đẩy xuống hàng thứ yếu chỉ chiếm 16% nguyên nhân
gây tử vong.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm trên thế giới có khoảng
11 triệu người mắc bệnh ung thư và 6 triệu người chết do ung thư. Dự báo vào
năm 2015, mỗi năm thế giới sẽ có 15 triệu người mới mắc và 9 triệu người chết
do ung thư, trong đó 2/3 là ở các nước đang phát triển.
2.1.2. Tình hình ung thư ở Việt Nam:
Ở Việt Nam, Theo điều tra của Bộ Y Tế (2002 - 2003), số lượng bệnh nhân
mắc bệnh không lây nhiễm (KLN) ở Việt nam đang tăng nhanh và chiếm trên
60% tổng số bệnh nhân khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trong những năm gần
đây, mức độ nghiêm trọng của bệnh KLN là không thể phủ nhận khi tỷ lệ người
bị bệnh tăng huyết áp chiếm 16,3% ở độ tuổi trên 25, đái tháo đường chiếm
4,6%, 10 bệnh tâm thần thường gặp chiếm tỷ lệ 14,9% dân số, bệnh ung thư
cũng chiếm tỷ lệ khá cao với xấp xì 0,2% dân số, mô hình bệnh tật ở nước ta là
một mô hình kép, bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm.
Thống kê tại các bệnh viện ở Việt Nam, BKLN đã tăng từ 42,65% năm 1976
lên 60,65% năm 2007, tử vọng do BKLN cũng tăng từ 44,61% năm 1976 lên
60,13% năm 2007. Theo đanh giá của WHO, 80% bệnh tim mạch giai đoạn đầu,
đột quỵ đái tháo đường typ2 và trên 40% ung thư có thể phòng ngừa được qua
đường ăn uống hợp lý, hoạt động thể lực, không hút thuốc lá, lối sống lanh mạnh.
Các loại ung thư phổ biến ở nam giới là: phổi - phế quản, dạ dày, gan, đại
trực tràng, vòm họng; ở nữ giới là: vú, dạ dày, cổ tử cung, đại trực tràng, can,
phổi - phế quản.
108