Page 114 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 114
* Yếu tố nội tiết:
Mặc dù người ta thấy có sự liên quan khá đặc hiệu của một số ung thư đối
với các rối loạn hoặc tích trong nội tiết đặc biệt của cơ thể nhưng cho đến nay
chưa có bằng chứng khẳng định rối loạn nội tiết tố gây ra ung thư. Có thể đây là
điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự xuất hiện và phát triển một số loại ung thư, đặc
biệt ung thư các tuyến nội tiết hoặc vú, nội mạc tử cung, tiền liệt tuyến.
Việc dùng thuốc nội tiết nhằm mục đích dưỡng thai ở những phụ nữ hay
sảy thai đang mang thai đã làm tăng nguy cơ ung thư âm đạo ở các bé gái sau
khi ra đời.
Dùng lâu dài thuốc nội tiết để ngăn mãn kinh và phòng ngừa loang xương ở
phụ nữ trên 40 tuổi làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.
Tình trạng giảm nội tiết tố sinh dục nam làm tăng nguy cơ mắc ung thư
tuyến tiền liệt.
Quan sát lâm sang thấy ung thư vú phát triển rất mạnh ở người có thai và
cho con bú.
2.1.3.2. Các nguyên nhân bên ngoài:
Bao gồm các tác nhân vật lý, hóa học và sinh học.
* Tác nhân vật lý: chủ yếu là bức xạ ion hóa và bức xạ cực tím
Bức xạ ion hóa:
Là nguồn tia phóng xạ phát ra từ các chất phóng xạ tự nhiên hoặc từ nguồn
xạ nhân tạo được dùng trong khoa học và y học có khả năng ion hóa vật chất khi
bị chiếu xạ. Người ta biết rằng có nhiều cơ quan xuất hiện ung thư sau khi bị
chiếu xạ nhưng loại nguyên nhân này chỉ chiếm 2 - 3% trong số các trường hợp
ung thư, chủ yếu là ung thư tuyến giáp, ung thư phổi và ung thư bạch cầu. Ví dụ:
Ung thư bạch cầu cấp có tỷ lệ khá cao ở những người sống sót sau vụ thả bom
nguyên tử của Mỹ ở 3 thành phố Nagasaki và Hiroshima năm 1945.
Gần đây, người ta đã ghi nhận 200 thiếu nhi bị ung thư tuyến giáp và bệnh
bạch cầu sau vụ nổ ở nhà máy điện nguyên tử Chernobyl. Tác động của tia
phóng xạ gây ung thư ở người phụ thuộc vào ba yếu tố quan trọng:
Tuổi tiếp xúc càng nhỏ càng nguy hiểm (nhất là bào thai)
Mối liên hệ liều - đáp ứng
Cơ quan bị chiếu xạ: tuyến giáp, tủy xương rất nhạy cảm với tia xạ
110